Bộ Tri Thức Kinh Điển Bằng Tranh- Nguồn Gốc Các Loài
Cuốn sách “Nguồn gốc các loài” (trong bộ Tri thức kinh điển bằng tranh) dựa theo nguyên tác của Charles Darwin là một cuốn sách vô cùng hay và hiếm có.
Vì sao đây lại là một cuốn sách vô cùng hay và hiếm có?
Nguyên tác “Nguồn gốc các loài” là tác phẩm kinh điển tác động đến nền lịch sử của thế giới và là một trong những công trình khoa học quan trọng nhất thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tác phẩm chuyên ngành về khoa học có thể khiến cho các bạn nhỏ khó hiểu. Tên gốc tiếng Anh của cuốn sách này là “On the Origin of Species by Means of Natural Selection, or the Preservation of Favoured Races in the Struggle for Life”, có nghĩa là “Bàn luận về nguồn gốc các loài dựa vào phương pháp chọn lọc tự nhiên (bảo tồn chủng loài được ưu tiên trong đấu tranh sinh tồn)”. Cái tên rất dài của bản gốc mang đến cho người đọc cảm giác "bí hiểm" và khó hiểu.
Với “Nguồn gốc các loài” bản tranh màu này, các bạn nhỏ sẽ được sống trong không gian của một “Nguồn gốc muôn loài” mang đầy tính trẻ thơ. Đó là những hình vẽ minh họa đầy màu sắc,đó là lối văn viết sinh động, gần gũi với lứa tuổi nhỏ. Các bạn nhỏ còn được tiếp cận những tri thức khoa học vô cùng chân thực, dễ hiểu và chắc chắn sẽ làm các bạn say mê thích thú.
Đặc biệt cuốn sách được chia thành các phần và chương mục độc lập, do đó các bạn nhỏ dù là đọc một cách chăm chỉ từ đầu đến cuối, hay chỉ là tiện tay xem lướt qua cũng đều thu được những lợi ích nhất định. Nội dung sách được bố cục chặt chẽ và logic với ba phần chính, trong đó phần thứ hai gồm 12 chương. Ở phần đầu tiên (phần A), tác giả đã giải thích bối cảnh ra đời của tác phẩm “Nguồn gốc các loài” bằng những câu chuyện thú vị về Darwin. Phần thứ hai (phần B) là những giải thích lí luận cơ bản của “Nguồn gốc các loài” bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi, sinh động và phù hợp với trẻ em. Cuối cùng quay lại với những câu chuyện của Darwin sau khi hoàn thành tác phẩm ở phần thứ ba (phần C). Trong phần đầu và phần cuối, anh còn giới thiệu về cuộc đời, những việc trải qua trong chuyến khảo sát vòng quanh Thế giới cùng con tàu hoàng gia HMS Beagle, những việc ít người biết đến trước và sau khi hoàn thành cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin cũng như sức ảnh hưởng to lớn của cuốn sách đối với lịch sử nền khoa học và tư tưởng của nhân loại…
Cuốn sách này thực sự "không phải là ngôn ngữ của các chuyên gia, mà là ngôn ngữ của trẻ em". Chẳng hạn như “Chiếc đuôi của giáo sư Henslow”, “Khu rừng vui vẻ" hay “Cửa ải của bố khó mà vượt qua”… Tác giả cũng rất tài tình trong việc sử dụng phương pháp gợi ý, dẫn dắt các độc giả nhỏ tuổi suy nghĩ tìm tòi về những điều bí mật của tự nhiên. Ví dụ: “Vì sao hươu cao cổ có chiếc cổ dài như vậy?” hay “Tại sao con gái của chú ấy lại có đôi mắt xanh?”…
Với “Nguồn gốc các loài”, các bạn sẽ được lắng nghe những lời giải thích và ví dụ minh chứng gần gũi cho những lý luận của Thuyết tiến hóa – thứ đặc sắc nhất trong nguyên tác “Nguồn gốc các loài”. Hơn nữa, các bạn sẽ nhận được những kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học từ một vài điển cố rất, đó là bọ ngựa bắt ve sầu, tu hú đẻ nhờ,… Vì thế, các bạn nhỏ không chỉ học được kiến thức và cảm hứng đam mê khoa học , mà còn cảm nhận được niềm vui trong việc đọc sách. Thậm chí, đối với những độc giả chưa có nền tảng về sinh vật học, cuốn sách này vẫn có thể xem là một cuốn sách phổ cập khoa học vô cùng hay và hiếm có.
Về tác giả:
Miao Desui là nhà cổ sinh vật học. Ông tốt nghiệp khoa Địa chất của Đại học Nam Kinh, là thạc sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc về động vật có xương sống và loài người cổ đại. Ông có hai bằng tiến sĩ ngành Địa chất học và Động vật học. Năm 1982, ông sang Mỹ du học, tốt nghiệp tiến sĩ ngành Địa chất học và Động vật học, sau đó trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Chicago. Ông hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Lịch sử tự nhiên và Đa dạng sinh vật của trường Đại học Kansas. Từ năm 1996 đến nay, Miao Desui đã đảm nhận chức vụ nghiên cứu viên khách mời của Viện Khoa học Trung Quốc về sinh vật có xương sống và loài người cổ đại.
Năm 1986, Miao Desui trở thành học giả châu Á đầu tiên đoạt giải Romer của Hiệp hội Nghiên cứu động vật có xương sống cổ đại Bắc Mỹ. Ngoài hơn 30 bài viết về động vật có xương sống cổ đại trên các tạp chí khoa học lớn như Nature, Science hay PNAS, ông còn tự tay biên soạn một bộ tác phẩm chuyên ngành tiếng Anh về động vật có xương sống cổ đại; biên tập, phiên dịch và thẩm duyệt rất nhiều tác phẩm tiếng Trung và tiếng Anh chuyên ngành, giáo dục phổ cập và nhân văn.