Tin Ở Giáo Viên - Phương Thức Phần Lan Tạo Lập Trường Học Đẳng Cấp Thế Giới
THÔNG TIN TÁC GIẢ
1/ Pasi Sahlberg
Pasi Sahlberg (sinh năm 1959) – Nhà giáo dục và tác giả người Phần Lan, từng là chuyên gia giáo dục cấp cao tại Ngân hàng Thế giới, chuyên gia giáo dục hàng đầu tại Tổ chức Đào tạo châu Âu (Torino, Ý), Giáo sư về Chính sách Giáo dục tại Đại học New South Wales (Sydney, Úc), Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Sau đại học về Giáo dục của Harvard và nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Luân chuyển và Hợp tác Quốc tế (CIMO) thuộc Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan.
Cuốn sách Bài học từ Phần Lan: Chúng ta học được gì từ cải cách giáo dục Phần Lan? đã giành được Giải thưởng Grawemeyer năm 2013 và được dịch sang gần 30 thứ tiếng trên thế giới, cùng với đó làm bùng nổ mối quan tâm khám phá bí mật của các trường học Phần Lan.
2/ Timothy Walker
là một giáo viên, tác giả và diễn giả người Mỹ đang làm việc tại Phần Lan. Lấy cảm hứng từ công việc giảng dạy của mình tại các trường học ở Phần Lan, Timothy đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm của mình cho các báo: Educational Leadership, Education Week Teacher, and The Atlantic cũng như diễn thuyết về vui chơi, niềm tin và niềm vui trong giáo dục. Timothy chia sẻ những trải nghiệm thực tiễn về giáo dục toàn cầu tại blog của mình có tên Teachlands.com.
=========================
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cuốn sách trình bày một tầm nhìn đầy hy vọng cho ngành Giáo dục, đồng thời đưa ra những ý tưởng thiết thực cho các nhà giáo dục và lãnh đạo trường học mong muốn phát triển một hệ thống giáo dục hiệu quả. Cuốn sách là một cuộc khám phá sâu sắc về hệ thống giáo dục Phần Lan – một hệ thống giáo dục đã nhận được sự ngưỡng mộ toàn cầu nhờ những kết quả xuất sắc và cam kết không lay chuyển vào giá trị cốt lõi là niềm tin. Đồng thời hé lộ lí do giáo viên ở Phần Lan có địa vị cao và cho thấy hệ thống trường học dựa trên sự tin cậy ở đất nước này hoạt động như thế nào.
Các tác giả đưa ra bảy nguyên tắc chính để xây dựng văn hóa lòng tin trong trường học trên khắp thế giới, từ việc cung cấp đào tạo giáo viên tương lai đến khuyến khích quyền tự quyết của học sinh và thúc đẩy tính hợp tác giữa các nhà giáo dục, bao gồm:
1. Dạy giáo viên phương pháp tư duy
2. Người hướng dẫn thế hệ tiếp theo
3. Tự do trong khuôn khổ
4. Nuôi dưỡng người học có trách nhiệm
5. Làm việc nhóm
6. Chia sẻ quyền lãnh đạo
7. Tin tưởng vào quá trình
Đối với các nhà giáo dục, nhà quản lý trường học và phụ huynh Việt Nam, TIN Ở GIÁO VIÊN mang lại những bài học quý giá, phù hợp sâu sắc với những thách thức và khát vọng mà chúng ta đang đối mặt trong bối cảnh của chính mình.
Cuốn sách này khuyến khích chúng ta suy ngẫm về cách mà chúng ta có thể thúc đẩy văn hóa tin tưởng trong các trường học và cộng đồng của mình. Nó mang lại hy vọng và một lộ trình cho những ai đang tận tâm theo đuổi sự xuất sắc trong giáo dục tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
=========================
Một số đánh giá của chuyên gia:
“Cuốn sách này, do Pasi Sahlberg và Tim Walker đồng tác giả, là một cuộc khám phá sâu sắc về hệ thống giáo dục Phần Lan – một hệ thống giáo dục đã nhận được sự ngưỡng mộ toàn cầu nhờ những kết quả xuất sắc và cam kết không lay chuyển vào giá trị cốt lõi là niềm tin.”
“Đối với các nhà giáo dục, nhà quản lý trường học và phụ huynh Việt Nam, Tin ở giáo viên mang lại những bài học vô cùng quý giá, phù hợp sâu sắc với những thách thức và khát vọng mà chúng ta đang đối mặt trong bối cảnh của chính mình. Khi chúng ta điều hướng những phức tạp của cải cách giáo dục ở Việt Nam, cuốn sách này khuyến khích chúng ta suy ngẫm về cách mà chúng ta có thể thúc đẩy văn hóa tin tưởng trong các trường học và cộng đồng của mình. Nó thách thức chúng ta xem xét cách chính sách có thể được định hình để trao quyền cho giáo viên, thay vì ràng buộc họ, và cách thực tiễn có thể được phát triển để nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện của học sinh - ở cả cấp độ vĩ mô lẫn cấp độ quản lý thực tiễn tại từng trường, lớp.”
“Khi giáo viên được tin tưởng, họ có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro, khám phá các phương pháp giảng dạy mới và tạo ra môi trường học tập nơi học sinh cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và có động lực để học tập. Cuốn sách này củng cố ý tưởng rằng niềm tin không phải là một thứ xa xỉ – nó là một nhu cầu cần thiết cho bất kỳ hệ thống giáo dục nào muốn chuẩn bị cho học sinh của mình một tương lai tốt đẹp.”
(TS. Hoàng Anh Đức - Tổng Giám đốc Hệ thống Giáo dục Sky-Line. Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục EdLab Asia)
“Với sự cân bằng giữa những hiểu biết sâu sắc và những đề xuất thực tiễn trong việc triển khai, Tin ở giáo viên là cuốn sách phải đọc dành cho các nhà giáo dục, những người sẵn sàng chuyển đổi văn hóa trường học từ nền văn hóa bị nỗi sợ và trách nhiệm giải trình thúc bách sang nền văn hóa tạo dựng niềm tin và tạo dựng sự tham gia học tập đích thực cho trẻ em và giáo viên.”
(Mike Anderson, giáo viên và nhà tư vấn giáo dục từng đoạt các giải thưởng, đồng thời là tác giả cuốn sách What We Say và How We Say It Matter)
“Tin ở giáo viên ghi lại một cách mạnh mẽ hành trình đặt niềm tin vào học sinh, vào giáo viên và vào trường học có thể cải thiện triệt để các kết quả giáo dục cũng như phúc lợi của học sinh và giáo viên như thế nào. Với vô số các ví dụ sinh động, các tác giả đã cho thấy sự khác biệt giữa các hệ thống được xây dựng dựa trên niềm tin cậy và các hệ thống không dựa trên niềm tin cậy, cũng như những gì có thể làm để củng cố niềm tin ở mọi cấp độ. Đây là cuốn sách phải đọc đối với mọi nhà giáo dục và mọi nhà hoạch định chính sách.”
(Tony Wagner, Nghiên cứu viên cấp cao Viện Chính sách Học tập và là tác giả sách bán chạy nhất)