Sống Cả Nể, Đời Không Nể
Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng của chúng ta, được xây dựng lên bởi mối quan hệ xã hội, giữa con người với con người. Những kỹ năng, ứng xử giao tiếp được thể hiện hằng ngày ở mọi môi trường, từ gia đình cho tới công việc, ở nơi công cộng và trong việc đối nhân xử thế.
Trong đó, có một “căn bệnh” mà chúng ta vẻ như không để ý, nhưng lại đang “âm thầm” gây nên những rắc rối, phức tạp trong cuộc sống… đôi khi khiến chúng ta bị chán nản, chùn bước, trong bất kể tình huống nào cũng có thể xảy ra, hoặc đã xảy ra mà chúng ta chưa thực sự biết cách xử lý, giải quyết sao cho thấu tình đạt lý, vừa lòng tất cả mọi người. Đó chính là căn bệnh cả nể.
Bệnh “cả nể” có lẽ đang gây ra cho chúng những rắc rối, như những bức ngăn, ranh giới vô hình trong cuộc sống gây ra những cản trở. Sự cả nể được hiểu nôm na là một bản tính tốt bụng của con người với con người trong đối nhân xử thế, nhưng sự thực là chúng ta đang bị nhầm lẫn giữa tốt bụng và sự tự ti vẫn luôn tồn tại đâu đó trong con người mình. Bạn tự ti tới độ mà bạn không dám bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, dù bạn biết sự việc đó đôi khi không hoàn toàn là đúng, hoặc thậm chí đó là một sự việc sai trái, nhưng chính vì sự “nể nang” mà bạn đơn giản chỉ “mỉm cười” cho qua.
Trong cuộc sống công việc hằng ngày của chúng ta, ít nhất một lần chúng ta đều rơi vào tình trạng đó. Với một số người tính tình thẳng thắn bộc trực họ có thể nói ra ngay những bất đồng của mình, điều đó có thể là bản tính của họ. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây nên những hậu quả từ nhỏ tới lớn, gây rạn nứt mối quan hệ, cuộc trò chuyện trở nên khiên cưỡng, thậm chí gây phật lòng người khác. Còn ngược lại với những người hay cả nể, nể nang họ lại không thực sự bày tỏ quan điểm, tâm tư, thái độ của mình mà đơn giản chỉ mỉm cười, ậm ờ cho qua hay tạm thời đồng thuận quan điểm đó. Hai thái cực này gây ra những khó xử trong đối nhân xử thế, bạn thẳng quá cũng không được mà nể quá không xong.
Vậy rốt cuộc, giải pháp cho vấn đề này là gì? Bạn cần phải làm như thế nào để vừa không để mình thiệt thòi, vừa để có thể làm hài lòng người khác, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp…
Trong cuốn sách của tác giả Mô Vân Chi – “Sống cả nể đời không nể” sẽ giải đáp cho bạn những khúc mắc trên, để chúng ta có thể hiểu rõ một quan điểm rằng:
Trên thực tế việc làm người khác vui lòng không phải là đồng ý với yêu cầu của họ một cách vô điều kiện, tốt bụng khác với tự khiến bản thân trở nên thiệt thòi, thỏa hiệp một cách mù quáng. Trong cuộc sống thường ngày, nếu không khắc phục triệt để căn bệnh “cả nể” này, sẽ dễ khiến bạn chìm vào trong sự nhân nhượng, sự không ngừng cho đi, những chẳng nhận được gì ngoài sự ngượng ngập, thậm chí sự thiếu tôn trọng, sự không tin tưởng từ những người khác, từ các mối quan hệ, dẫn tới một kết cục không tốt đẹp cho chính mối quan hệ đó.
Có lẽ “sự thấu hiểu” chính là chiếc chìa khó cho mọi mối quan hệ trong đời sống của bạn. Việc thấu hiểu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đối phương nghĩ gì, muốn làm gì và chúng ta phải làm thế nào, giải quyết như thể nào trong một số trường hợp. Sự thẳng thắn sẻ chia trong chừng mực.
“Sống cả nể đời không nể” sẽ giúp bạn xây dựng nên một “nghệ thuật ứng xử” giúp bạn không phải “mềm lòng”, giúp bạn học cách để từ chối, biết giữ lúc nào và nên buông lúc nào, giữ khoáng cách hay phân biệt rõ trắng – đen, thị phi.
Và sau cùng “Sự thiện lương của bạn sẽ có ngày tỏa sáng.”