Văn hóa ngọc đã hấp thu và tích lũy tinh hoa văn hóa, tư tưởng của người Trung Quốc hàng nghìn năm. Trải qua quá hình thành và phát triển, vật phẩm ngọc Trung Quốc được ví như bông hoa | rực rỡ trong kho tàng văn hóa nghệ thuật thế giới. Từ hơn 2.000 năm trước, nhà Tây Chu đã bước đầu hoàn thiện và phát triển chế độ dùng ngọc trong các tầng lớp quan lại, quý tộc. Người thời đó cho rằng, ngọc là vật quý, hội tủ đầy đủ 5 đức tính quý của con người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Độ cứng, nhăn lâu dài của ngọc tượng trưng cho cốt cách của người quân tử. Độ bóng của ngọc tượng trưng cho phẩm cách trong sáng, cao thượng. Tầng lớp quý tộc đeo ngọc trên người để thế hiện đạo đức, phẩm cách và địa vị của mình.Từ đó, việc sử dụng ngọc cũng dần là tiêu chí thể hiện đẳng cấp xã hội.
Sau thời Đông Chu, đất nước Trung Quốc trải qua 2 thời kỳ Xuân thu, Chiến quốc. Nhưng trong thời gian 600 năm đó, cục diện chính trị bất ổn định dường như không ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa ngọc. Ngược lại, nó đã thúc đẩy sự dung hòa nhiều loại phong cách nghệ thuật vào kỹ thuật chế tác đồ ngọc, Đến thời Hán, do ảnh hưởng của tình hình xã hội, văn hóa ngọc phát triển chậm lại, dân mất đi tính bí ẩn và được sử dụng phổ biến trong dân gian. Sau thời Tùy, Đường, chức năng dùng trong hoạt động cúng tế biến mất và ngọc trở thành đồ trang sức hay vật trang trí. Việc sử dụng ngọc không còn giới hạn ở giai cấp thống trị mà nó nhận được sự yêu thích của tầng lớp bình dân. Đến thời Tống, sưu tầm ngọc trở thành trào lưu chung của các quan viên quyền cao chức trọng . Sau những biến động thăng trầm, văn hóa ngọc Trung Quốc đã đạt đến thời kỳ phồn vinh chưa từng có vào thời kỳ Minh - Thanh, nghề chế tác đồ ngọc được xã hội thượng lưu đặc biệt chú trọng. Cũng trong giai đoạn này, đồ ngọc Trung Quốc đạt đến đỉnh cao với nét sáng tạo mới mẻ và hoàn mỹ. Trong xã hội hiện đại, ngọc đã trở thành vật phẩm bất kỳ ai cũng có thể sở hữu. Yếu tố chính trị và tôn giáo liên quan đến nó đã dần mờ nhạt.
Vì sao ngọc lại trở thành vật phẩm trân quý? Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, thế giới tự nhiên có khoảng hơn 3.000 loại khoáng vật, tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 100 loại khoáng thạch thích hợp cho việc gia công thành đá quý. Với những nhà buôn đá quý, chỉ có khoảng hơn 20 loại là đối tượng kinh doanh. Trong đó, kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc và đá saphia được đánh giá là loại đá quý hàng đầu.
Mỗi loại ngọc tuy có thành phần khoáng chất cơ bản giống nhau, nhưng . màu sắc có thể phân thành các loại với ý nghĩa khác nhau, như: Ngọc lục bảo hà, xanh dịu bình thường, tượng trưng cho hạnh phúc, vận may, sự hồi sinh, hy vong tăng cường trí nhớ, trí thông minh... Hồng ngọc màu hồng nhạt đến đỏ thẫm. tượng trưng cho tình yêu nồng thắm, hạnh phúc, biểu tượng của vẻ đẹp, mang lại nhiệt huyết và sức mạnh sống... Đá saphia màu lam đậm, lam tím, lam sàng: tượng trưng cho sự chân thành, khát vọng, thanh cao, điềm đạm 1
Ngoài dùng làm vật trang sức, ngọc còn được dùng để chữa bệnh, kích hoạt tài vận và gửi gắm những khát vọng tốt đẹp của con người. Nhằm mục đích giới thiệu đến đông đảo bạn đọc vẻ đẹp muôn màu của các loại ngọc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Sổ tay đá quý phong thủy. Trong đó, hệ thống nội dung chia làm 3 phần: Thứ nhất giới thiệu về học thuyết Âm dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi, cách chọn trang sức đá quý theo bát tự... Thứ hai giới thiệu về đặc trưng, kết cấu, sản phẩm ngọc phỉ thúy, bao gồm: Cách phân loại, lịch sử ngọc phỉ thúy; đặc điểm hóa học, đặc trưng khoáng vật và kết cấu của ngọc phỉ thúy; tiếp theo là phần đánh giá, phân cấp, giám định, quan sát và bảo dưỡng ngọc phỉ thúy, đồng thời giới thiệu những sản phẩm ngọc phỉ thúy được chế tác tinh xảo, vô cùng giá trị, từ mặt dây chuyền, nhẫn, hoa tai, vòng tay....Thứ ba tìm hiểu về ngọc, đá quý trong Phật giáo, tập trung giới thiệu: Khởi nguồn, chủng loại, ý nghĩa số hạt và phương pháp sử dụng niệm châu; đi kèm phương pháp giám định và bảo dưỡng cụ thể. Kết hợp với hình minh họa sinh động, cách trình bày khoa học, hấp dẫn, chúng tôi hy vọng thông qua cuốn sách bạn đọc sẽ nâng cao sự hiểu biết về văn hóa ngọc của người phương Đông.
Trong quá trình biên soạn cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót nhất định, kính mong quý độc giả chân thành góp ý để khi tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn.