Phong Thủy Hóa Giải
Phong thủy là một khái từ chứa đựng ý nghĩa triết học cổ đại phương Đông mà từ lâu ít ai để ý đến. Sự kết hợp của hai từ phong và thuỷ là sự kết hợp giữa hai bản chất âm và dương, khí âm và khí dương, theo giải thích của triết học cổ Phương Đông, được khởi nguồn từ Trung Hoa cổ đại, là “Nhị Nguyên” “Ngọn nguồn của vạn vật”. Âm, dương tàng chứa trong vạn vật, khi cân bằng thì tồn tại và sinh hóa. Khi âm dương không còn sự cân bằng thì rối loạn hay đi đến hỏng tan, tách rời. Sự huyền diệu của “Nhị nguyên” – âm dương cấu thành một bầu “Thái cực”; “khí này là khởi nguồn của khí kia, khí kia là khởi nguồn của khí này, gắn kết không tách rời nhau, bổ trợ nhau sinh hóa liên miên. Âm phát mạnh khởi sinh dương. Dương phát đến cực đã có của âm. Và vì vậy hình hóa âm và dương là hai nguồn con cá cắn đuôi nhau nằm trong vòng tròn “Bầu thái cực”, “Nhất nguyên”. Con cá trắng biểu thị Dương. Con cá đen biểu thị Âm. Giản đơn hình hóa là thế. Song, đó là một mô hình của cả một học thuyết triết học vô cùng uyên thâm đã là cơ sở và luận cứ hết sức khoa học soi sáng mọi căn nguyên của bản chất vận hành, sinh tạo và tàn diệt, thúc đẩy và kìm hãm lẫn nhau trong nội chất của vạn vật. Đó là “thuyết Âm Dương”, một học thuyết đã ra đời hàng nghìn năm trước Công nguyên (từ thời nhà Hạ Trung Quốc 2879T – 258T). Theo phân định của học thuyết Âm Dương: Phong – gió nhẹ ở trên thuộc Dương, Thuỷ nặng luôn ở dưới thuộc Âm. Như vậy, Phong thuỷ là sự đối lập Âm Dương nhưng luôn dựa vào nhau để vận hành trong tự nhiên tạo ra các hiệu dụng tác động đến vạn vật và cuộc sống của muôn loài. Trong đó, loài người cũng không tránh khỏi và cũng không thể không quan tâm đến tính hiệu dụng của phong thuỷ. Phong thuỷ đã trở thành một môn khoa học không còn là một thuật học – kham dư cổ đại mà các học giả Trung Hoa xa xưa đã nghiên cứu, đã đề xướng và ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
Quá trình trải nghiệm và đúc rút lâu dài, bổ sung và soi sáng bằng nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, thuật “kamsuis” – phong thuỷ trở thành định danh của một môn khoa học có phạm trù nghiên cứu và ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thực tế cuộc sống thời hiện đại, nhiều chuyên ngành như kiến trúc xây dựng, địa chất, môi trường đến trang trí v.v… Khoa học Phong thuỷ đã thâm nhập vào cả lĩnh vực thương mại, công nghiệp, tâm lý và tâm linh… Phong thuỷ được ứng dụng trong lĩnh vực tâm linh từ nghìn năm và cũng đã từng bị coi là quan niệm mê tín của nhiều người. Sự thực những đối tượng nghiên cứu của khoa học phong thuỷ là thực tế, là thứ vật chất vừa cụ thể, vừa siêu hình. Và những hiệu quả trong ứng dụng cũng vừa thực, vừa siêu thực. Điều này đã làm một số người có những nhận thức nhầm lẫn giữa tính hữu dụng khoa học và mê tín phi luận lý. Ở cả hai lĩnh vực: khoa học thực nghiệm và khoa học tâm linh, phong thuỷ đều được lý giải, ứng dụng và trải nghiệm. Song, trước hết phong thuỷ được làm sáng tỏ qua thực tế nhận thức từ khi có nền sản xuất nông nghiệp lúa nước phổ biến và là nghề sinh sống chủ yếu của người dân. Xuất phát từ thực tế, con người ngày từ thời đó đã nhận rõ được vai trò vô cùng quan trọng của gió, nước và đất. Nước, gió và đất giúp sản xuất nông nghiệp có kết quả và tăng tiến không ngừng. Ba đối tượng này cũng còn có khả năng phá huỷ, sát hại gây ra họa tai cho sản xuất và cho cuộc sống của muôn loài trên trái đất. Nó ảnh hưởng đến sự sinh tồn, đến sự hưng thịnh của con người, xã hội. Vì vậy, các học giả đã dày công đúc kết rút ra những quy luật vận hành, khả năng ứng dụng, phương thức khắc chế hóa giải làm nội dung của thuật kham dư để phổ biến trong dân gian cùng với các thuật pháp khác như: chiêm tinh, thiên văn, bốc phệ, mệnh số v.v… Những “Thuật học” vừa nêu không chỉ bắt nguồn từ Trung Hoa cổ đại mà còn được truyền bá rộng rãi tới các nước Á châu khác.
Đặc biệt kham dư đã trở thành môn khoa học phong thủy được nhiều nước ở Châu Âu nghiên cứu ứng dụng qua các tác phẩm như: “Chinese Geomancy”, “L’enwiirronnement” v. v… Ở các nước châu Âu ngay từ thế kỷ thứ 5, họ cũng đã biết ứng dụng các đối tượng của phong thuỷ trong kiến trúc, xây dựng và trang trí. Tuy nhiên ý niệm phong thuỷ ở châu lục này chỉ bó hẹp trong nhận thức và ứng dụng của các kiến trúc sư và các nhà địa chất học (L’architecte et géologue). Những kiến trúc sư đã ứng dụng phong thuỷ trong kiến trúc để bố trí hệ thống bể nước, đường dẫn nước sạch trong một lâu đài hay cung điện. Ý niệm này với họ chỉ thuần tuý là làm mát dịu không khí trong mùa nóng và ôn ấm trong mùa lạnh ở các loại công trình này. Song ý nghĩa thực sự của các phương cách bố trí kiến trúc ấy chính là phép sử dụng “thuỷ khí” theo lý thuyết của “thuật kham dư Trung Hoa”. Việc trang trí ngoại hình ở các công trình kiến trúc lộng lẫy, đồ sộ ở Paris, ở Rome, ở Istamboun, Berlin v.v… bằng các hình “xí vẫn”, tượng quỷ, thần v. v… Thực chất đây là các “đồ hình phong thuỷ” chứa đựng pháp khí để hoặc trấn trừ, hoặc khuyếch tán sinh khí theo khoa học phong thuỷ Á Đông. Ngày nay, việc này được nhận thức rõ trong các tài liệu, các sách “Géomancy of China” mà các học giả tiếp cận nghiên cứu.