Nghệ Thuật Hùng Biện - Cách Thức Làm Chủ Mọi Sân Khấu
Trong thời đại ngày nay, khi mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng thì khả năng giao tiếp và nghệ thuật hùng biện không chỉ là kỹ năng mà còn là một phần quan trọng không thể thiếu của cuộc sống
Cuốn sách Nghệ thuật hùng biện: Cách thức làm chủ mọi sân khấu chính là tài liệu tham khảo đặc biệt hữu dụng với những người có định hướng trở thành diễn giả, nhà thuyết trình chuyên nghiệp hoặc các công việc cần giao tiếp nhiều.
Cuốn sách chứa đựng nhiều phân tích, nhận định chuyên sâu giúp bạn có tư duy đúng về thuyết trình và nghệ thuật hùng biện. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được bồi dưỡng kỹ năng nói, rèn luyện tinh thần và cách soạn bài thuyết trình chinh phục người nghe, hiểu cách đứng trên sân khấu, dùng ngôn ngữ cơ thể như thế nào, kết nối với khán giả ra sao… và sau cùng là giúp bạn xây dựng sự tự tin trong giao tiếp.
Một cuốn cẩm nang tuyệt vời về thuyết trình xứng đáng là sự lựa chọn ưu tiên của bất cứ ai
Dù cho bạn đang muốn học về thuyết trình hoặc đơn giản chỉ là muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp - bán hàng.. thì đây là cuốn sách vô cùng hữu ích với hệ thống lý thuyết bài bản về thuyết trình và sau đó đào luyện kỹ năng thuyết trình cho bạn một cách rất chi tiết như về tinh thần, cách phát âm, cách nói và cách soạn thảo một bài diễn văn… giúp bạn tự tin chinh phục công chúng và ngay cả trong giao tiếp hàng ngày.
Tác giả cũng rất chu đáo khi mang đến cho bạn những nội dung thiết thực về các gương danh nhân thuyết trình, những danh ngôn thuyết trình, những bài diễn văn hay nhất, những bài thơ luyện giọng…
Một vài điều NÊN và KHÔNG NÊN mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn
NÊN
Nên tế nhị: Nhiều khi chúng ta nói chuyện mà tưởng người nghe cũng nghĩ như mình, cũng biết những điều mình biết; song kỳ thực họ nghĩ khác mình, trái quan điểm với mình. Hiểu được đối tượng nghe mới có thể thuyết phục được họ.
Nên giữ tâm trạng vui vẻ: Không thể xuề xòa, nên vui vẻ tự nhiên để tạo bầu không khí thân thiện, làm cho người khác bớt nghi kỵ, cởi mở với mình; nhờ thế mà dễ đi vào lòng người.
Nên biết khen ngợi: Ai trên đời cũng nghĩ mình quan trọng, ai cũng thích được người khác khen ngợi. Vậy nên bạn khen ai vừa đủ, vừa đúng sẽ có thể lấy được lòng người ấy, ảnh hưởng được tới họ.
Nên cẩn trọng ngôn từ: Người luôn nói năng không biết kiêng nể thường khiến người ta sợ. Muốn lời nói có sức nặng thì cần cẩn trọng ngôn từ. Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, trình bày cũng nên khiêm nhường, có chừng mực.
KHÔNG NÊN
Không nên bổn cũ soạn lại: Cần không ngừng gia tăng kiến thức, vốn hiểu biết của bản thân. Không nên nói đi nói lại mãi một số vấn đề, sẽ khiến cho người nghe thấy nhàm chán.
Không nên lên giọng dạy dỗ: Sẽ không ai muốn phải trải qua cảm giác bị coi thường, cũng không ai muốn chấp nhận thái độ tự cho mình là thầy.
Không nên tự cho mình là “bách khoa toàn thư: Tỏ ra thông thái hơn người đã có thể gây mất thiện cảm, tỏ ra “biết tuốt” thì người ta sẽ càng muốn tránh xa hơn nữa. Biển học là vô tận, kể cả chuyên môn của bản thân, chúng ta cũng còn chưa hiểu được hết. Khiêm tốn là đức tính phải có.
Không nên cướp lời: Sẽ gây phản cảm, mất hứng tiếp tục câu chuyện.
Không nên ăn nói không suy nghĩ: Nói chuyện không suy nghĩ dễ dẫn đến diễn đạt gây mất lòng người nghe.
Không nên mù mờ về chính chủ đề mình đang nói: Muốn nói về điều gì thì phải tìm hiểu kỹ, không nên mù mờ về chính đề tài diễn thuyết của mình