Kể Chuyện Trị Liệu - 101 Câu Chuyện Chữa Lành Giúp Chuyển Hoá Hành Vi Thách Thức Và Xây Dựng Kỷ Luật Tự Thân Cho Trẻ Em
Thế kỷ 21 là một thế kỷ đầy biến động và thách thức. Chúng ta có thể mang lại điều gì cho trẻ em và những người trẻ tuổi để chuẩn bị cho một tương lai như thế?
Thật khó để bắt kịp được tốc độ thay đổi hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được rằng mình đang sống trong một chiếc “nồi áp suất thời gian”, các các cụm từ như “thời gian là tiền bạc” hoặc “mua thời gian” xuất hiện với tần suất dày đặc. Trong thời hậu hiện đại, chứng nghiện tốc độ xuất hiện trong những cách biểu đạt như thức ăn nhanh, Internet tốc độ cao, tin nhắn toàn cầu tức thì, đọc nhanh (speedreading), và thứ văn hóa “ba bước nhanh gọn đạt đến sự giác ngộ tâm linh”. Các bậc phụ huynh luôn hối thúc con trẻ từ hoạt động này sang hoạt động khác để giữ cho chúng “năng lực cạnh tranh”. Liệu cha mẹ thực sự dành bao nhiêu thời gian chất lượng cho chúng. Một số lượng đáng báo động các bậc cha mẹ ngày nay tin rằng họ “không có thời gian để kể chuyện cho con cái”. Các bậc cha mẹ giàu có dường như đã tin theo những “huyền thoại” quảng cáo rằng họ có thể mua hạnh phúc cho con mình bằng máy tính và điện thoại di động mới nhất, đồng thời những hình ảnh sẵn có trên màn hình có thể thay thế trí tưởng tượng và tương tác đầy sáng tạo của trẻ với thế giới. Chuyện này đã kéo đến hàng loạt các hệ lụy phức tạp lên con trẻ. Tuy nhiên, điều mà đứa trẻ thực sự cần , hơn bất cứ thứ gì, là ngồi trong lòng cha mẹ, hoặc trên sàn nhà, dưới chân họ và lắng nghe họ kể chuyện.
Tác giả Susan Perrow biết rõ điều này và cuốn sách Kể chuyện trị liệu: 101 Câu chuyện Chữa lành giúp Chuyển hoá Hành vi Thách thức & Xây dựng Kỷ luật Tự thân cho Trẻ em của cô muốn chúng ta nhận ra nó.
Kể chuyện trị liệu cung cấp phương pháp trị liệu bằng những câu chuyện cho trẻ từ 3-10 tuổi để giúp các con thay đổi những hành vi gây thách thức như: hay đánh bạn, giận dữ, thiếu tự tin... cũng như xoa dịu tổn thương của các con trong các tình huống đời sống hàng ngày cũng như những sự kiện thảm họa nghiêm trọng trong xã hội (như hỏa hoạn, trộm cướp, dịch bệnh...)
Kể chuyện trị liệu sẽ giúp bạn tạo ra những câu chuyện chữa lành của riêng mình và cung cấp cho bạn nhiều minh chứng là những câu chuyện đã hoàn thiện, có khả năng giải quyết các tình huống thách thức của trẻ cũng như giúp nuôi dưỡng và trau dồi nhân cách của trẻ nói chung.
Cuốn sách chia làm hai phần:
Phần 1: Viết những câu chuyện trị liệu đưa ra cơ sở lí luận cho phương pháp trị liệu bằng câu chuyện: định nghĩa và yêu cầu về một câu chuyện có tính trị liệu, yếu tố tạo ra tính trị liệu (phép ẩn dụ), cách hình thành ẩn dụ, độ căng câu chuyện, đạo cụ kể chuyện, cấu trúc truyện...
Phần 2: 101 câu chuyện trị liệu là tập hợp 101 câu chuyện theo 16 chủ đề khác nhau (Giận dữ/Gây hấn/Đánh/Cào/Cắn; Lo lắng/Bất an/Sợ hãi; Bắt nạt/Tẩy chay/Trêu chọc; Cái chết/Hấp hối/Ốm bệnh;….)
Kể chuyện trị liệu giống như liệu pháp chữa bệnh tự nhiên, và giống như những phương thuốc tự nhiên, chúng dựa trên các năng lực và sức mạnh tiềm ẩn sẵn có bên trong chính trẻ để khắc phục sự mất cân bằng. Trí tưởng tượng của trẻ càng được khơi gợi thông qua kể chuyện và nghệ thuật, trẻ sẽ càng phát triển khả năng hình dung những gì chúng muốn cho bản thân và thế giới, đồng thời hành động sáng tạo để đạt được điều đó.
Và điều quan trọng, những câu chuyện có trong Kể chuyện trị liệu mang trong nó bí mật của sức mạnh chuyển hoá kỳ diệu của "PHÉP ẨN DỤ" & "TRÍ TƯỞNG TƯỢNG" - vốn luôn sẵn sàng bên trong trẻ - giúp trẻ "được dẫn đến con đường đúng" mà không cần phải thuyết giảng hay giáo huấn.
Trích dẫn sách
1.Người ta thường hay quên mất những câu chuyện huyền bí và có sức mạnh tới nhường nào. Chúng làm công việc của mình trong im lặng, một cách vô hình. Chúng tác động tới tất cả những chất liệu bên trong thuộc về tâm trí và bản thể một người. Chúng trở thành một phần của bạn, khi đang thay đổi bạn.
2.Để giải quyết cái mà chúng ta coi là “hành vi thách thức”, điều quan trọng là phải dùng trí tưởng tượng để bước vào vào trải nghiệm của chính trẻ thay vì áp đặt ra bên ngoài một quy tắc đạo đức dưới dạng “câu chuyện cảnh báo” - tức là làm việc thông qua nỗi sợ hãi về hậu quả. Cách tiếp cận bằng phương thức chữa lành này mang lại cho đứa trẻ động lực để thay đổi các dạng thức hành vi từ bên trong bằng cách phát triển các bức tranh ẩn dụ giàu trí tưởng tượng mà chúng tự tạo ra - một cách tiếp cận lâu bền và hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ đơn thuần thúc giục tuân thủ theo các “tiêu chuẩn” bên ngoài.