Hồi Ức Phú Nhuận - Bìa Cứng
“Nếu như ai cũng thích và có thể viết, sẽ có rất nhiều cuốn sách được xuất bản kể về từng vùng miền, dù đó là một tỉnh thành lớn, một thị trấn nhỏ hay chỉ một khu cư xá, một con phố. Điều này nói lên rằng vùng đất nào, dù lớn hay nhỏ cũng có thể là điều quan tâm, là vốn hiểu biết và kho cảm xúc đầy ắp trong hồi ức của bất cứ ai từng sống ở đó, không nhất thiết phải sinh ra, lớn lên hay sống cả đời với nó”
(Lời tựa sách)
MỘT CUỐN SÁCH CHO QUÊ NHÀ PHÚ NHUẬN
Cách nay gần mười năm, tôi được đọc cuốn “Đa Kao trong tâm tưởng” của tác giả Vĩnh Nhơn, in ở Canada. Đây là cuốn hồi ức được tác giả viết bằng giọng văn chân thành giản dị, viết như thủ thỉ bên tai người đọc những chuyện kể về một khu đô thị nhỏ thuộc Sài Gòn cũ mà tác giả sinh ra và lớn lên trước khi ra nước ngoài sống.
Cuốn sách này là một gợi ý thú vị khi tôi đang viết sách về chủ đề Sài Gòn xưa. Tôi bắt đầu suy nghĩ về đề tài và tìm hiểu tư liệu, xác định ít ra có thể viết về bốn khu vực đô thị ở Sài Gòn – Gia Định thời trước. Đó là những khu vực có nhiều người sinh sống lâu đời, có những di tích kiến trúc cổ, có những câu chuyện của những gia đình cố cựu, của những người dân từng chứng kiến bao nhiêu cuộc thăng trầm đi qua xóm phố của họ Ở đó cũng có nhiều quán xá lâu đời có phong vị riêng, có nhiều nhân vật nổi tiếng một thời đến cư ngụ và để lại những giai thoại, kỷ niệm ở đó.
Ban đầu, tôi tiến hành viết vể khu vực Chợ Lớn từ năm 2017, nhưng do nhiều lý do, mãi đến gần đây mới tạm xong bản thảo.
Cuốn sách tôi thực hiện xong trước là cuốn sách dày hơn 300 trang ”Hồi ức Phú Nhuận” được giới thiệu ở đây, viết về khu vực Phú Nhuận, gói gọn trong ranh giới một quận là nơi tôi sinh ra, lớn lên và đang sống.
Hồi tôi còn nhỏ, Phú Nhuận là trung tâm của quận Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định, áp sát đô thành Sài Gòn. Nơi đây có Lăng mộ của phó tổng trấn Gia Định thành Trương Tấn Bửu, lăng các danh thần nhà Nguyễn như Võ Di Nguy, Võ Tá Thời Pháp thuộc, giới nhà giàu người Pháp chạy xe song mã đi dọc con đường Phan Đăng Lưu bây giờ trong buổi sáng sớm còn hơi sương đến tìm không khí mát mẻ của nông thôn nước Pháp, dân thích làm ăn thì tìm cách thử nghiệm trồng cây cao su dọc theo đường Nguyễn Kiệm bây giờ, khi nó chưa xuất hiện ở đất nước này, người thích giải trí thì đến mấy nhà hát cô đầu trên đường Phan Đình Phùng ngày Từ 1954 đến 1975, Phú Nhuận phát triển nhanh, có nhà hàng bò bảy món lừng danh Ánh Hồng, có nhiều quán phở ngon như Bắc Huỳnh, Quyền, Tàu Bay Phú Nhuận, có trung tâm thể dục thẩm mỹ của ông “Kiến càng” Nguyễn Thành Nhơn, là nơi xuất phát của hai đại ban cải lương là Thủ Đô và Hương Mùa Thu, có nhiều lò võ nổi tiế Không gian những năm 1960 ghi dấu những con đường thân thương qua lại hằng ngày thời ấu thơ, từ Võ Di Nguy, Nguyễn Minh Chiếu, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh, Lê Tự Tài, Cách Mạ Là ngôi trường tiểu học Võ Tánh, Quốc Anh, Thánh Thomas, Đạt Đứ Là những hàng quán, tiệm mì
Trong phần mở đầu chương DẬP DÌU TÀI TỬ GIAI NHÂN trong sách, tôi viết: “Vùng đất này không phải là vùng dân cư có tỷ lệ người sang trọng, giàu có cao như nhiều khu vực ở quận 1, quận 3 hay quận 5… nhưng ở đây có cuộc sống khá êm đềm, vị trí nhiều thuận tiện cho cư dân.
Phú Nhuận nằm sát đô thành Sài Gòn, chỉ cần băng qua một cây cầu là bước vào quận 1, quận 3 để đi làm, đi diễn hay đến các tòa báo trong bán kính vài cây số. Phú Nhuận nằm giữa tuyến đường từ Sài Gòn đến sân bay Tân Sơn Nhứt và khu trồng trọt Gò Vấp, Hóc Môn. Vùng đất này từ xưa có nhiều biệt thự dọc theo đường từ sân bay ra Sài Gòn, có cả sân golf nên còn nhiều khoảng xanh mát mẻ, lại là vùng đất cao nên không bị ngập, đào giếng dễ dàng có nước trong để dùng. Dân cư Phú Nhuận không cần đi chợ xa để lo bữa cơm mỗi ngày vì đã có chợ Phú Nhuận khá phong phú từ thức ăn cho bữa cơm đến hàng quà vặt, sau đó là chợ Ga hay chợ Lò Đúc. Nếu nhu cầu cao hơn, chỉ cần qua cầu Kiệu là đến khu Tân Định sầm uất, qua vài cây số là sang chợ Bà Chiểu, khu ăn uống đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang Long). Dọc đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) và một số đường khác trong vùng có hệ thống cửa hàng dịch vụ lâu đời của người Hoa và người Việt. Từ xưa ở đây đã có nhà thuốc Ông Tiên lớn nhất Đông Dương, các tiệm giặt ủi, tiệm nước, tiệm mì hủ tíu, tiệm thuốc Bắc, rạp hát….
Sau năm 1954, nơi này phát triển nhiều nhà may, rạp hát, tiệm bán giày dép… Sống ở Phú Nhuận, cả năm không ra khỏi quận cũng chẳng sao vì đã được đáp ứng đầy đủ. Dân cư Phú Nhuận đa số là người cố cựu, sống hiền hòa, ít dòm ngó người khác.
Phú Nhuận trước năm 1975 có nhiều cơ sở liên quan đến hoạt động văn hóa dù là khu đô thị ngoại thành. Nơi đây có hai tòa soạn của Tuần báo Dân Mới ở trên đường Trần Kế Xương, Tuần báo Thiếu Nhi của ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương. Số nhà xuất bản còn nhiều hơn, có NXB Như Ý của ông Ngô Trọng Hiếu trên đường Võ Di Nguy, NXB Đông Phương và Huyền Trân của nhà văn Nhật Tiến trên đường Thiệu Trị, NXB Cảo Thơm của ông Hồ Hải Trần Thế Nam, NXB Phương Thảo và NXB Yên Sơn trên đường Võ Di Nguy, NXB Triều Dương trên đường Nguyễn Huệ. Có các nhà in là nhà in Bùi Trọng Thúc, nhà in Khánh Hưng, nhà in Thái Hưng, nhà in Trường Thịnh đều trên đường Võ Tánh. Cuối cùng, có ba hãng phim là Kim Cương Phim của bà Nguyễn Thị Kim Cương (Nghệ sĩ Kim Cương) trên đường Hoàng Diệu, Lam Sơn Phim của tài tử điện ảnh Hoàng Vĩnh Lộc và Mỹ Phương Phim trên đường Chi Lăng. Vùng đất này cũng từng là nơi phát tích của hai đoàn cải lương đại ban.
Đó là những lý do để Phú Nhuận thu hút nhiều người đến sinh sống, trong đó có đông đảo giới nghệ sĩ”. (hết trích).
Tôi ngạc nhiên khi có đông đúc văn nghệ sĩ từng sống ở đây. Cư xá Chu Mạnh Trinh với các tên tuổi hàng đầu như Phạm Duy, Năm Châu – Kim Cúc, Kim Thoa, Bà Tùng Long, Duyên Anh, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy Hằ Phú Nhuận còn là nơi sinh sống của nhà văn Hồ Biểu Chánh, danh họa Nguyễn Gia Trí, nghệ sĩ Kim Cươ và nhiều văn nghệ sĩ khác.
Ban đầu, bản thảo tôi viết có hơn 100 bài một chút. Sách dự định phát hành trước Tết Quý Mão 2023. Nhưng sau đó, tôi quyết định không ra ở thời điểm đó, tiếp tục cắt hơn 30 bài để nội dung cô đọng hơn nên đến đầu tháng 8 này sách mới có thể phát hành với 2 loại ấn bản bìa mềm và bìa cứng. “Hồi ức Phú Nhuận“, không chỉ là hồi ức của riêng tác giả mà còn có một số hồi ức, chuyện kể của một số anh chị đã, đang hay từng sống ở khu vực này đóng góp vào mà tác giả ghi lại. Hồi ức luôn phải lọc qua một lớp màng lọc trí nhớ, nên mong là không bị thiếu sót nhiều khi chuyện cũ đã trôi quá xa xôi. Sách do công ty sách Phương Nam đầu tư, giấy phép xuất bản của NXB Thế Giới. Tranh bìa của anh tôi, H.S Phạm Công Tâm cùng tranh minh họa của hai cháu Ngọc Khánh, Trương Ánh Mai trong gia đình và ảnh từ các nguồn.
Thực hiện cuốn này, tôi được sự giúp đỡ của các anh chị trong trang “Phú Nhuận ngày xưa” kể một số chuyện xưa vể Phú Nhuận; gia đình ông Lê Tài Chí, chủ chợ Ga phường 9 trước năm 1975; Võ sư Lê Thanh Tùng, truyền nhân của Võ sư Lê Đại Hoan; Anh Trần Hữu Vinh (Bỉ) xa quê hương từ năm 1967, lưu giữ nhiều ký ức về Phú Nhuận; Anh Trương Văn Cường, đàn anh trong xóm của tôi; Nhạc sĩ Huỳnh Hữu Thạnh, cháu nội của nghệ sĩ Kim Thoa; Anh Trần Văn Thưởng, cũng là họa sĩ biếm Sa Tế ở xóm chợ Ga; Anh Đức Vượng, nhà chụp hình Mỹ Lai trên đường Võ Di Nguy; Anh Phước Thiện trong gia đình nhà hàng bò bảy món Ánh Hồng trên đường Nguyễn Minh Chiếu cũ cùng nhiều cô bác anh chị khác. Trân trọng cảm ơn.
Xin giới thiệu với các anh chị và các bạn, những ai quan tâm đến vùng đất Phú Nhuận.
Phạm Công Luận
Thông tin tác giả Phạm Công Luận
Sinh năm 1961 tại Sài Gòn. Hiện làm việc tại báo Sinh Viên Việt Nam - Hoa Học Trò, cơ quan đại diện tại TP.HCM. Ngoài hai cuốn Sài Gòn - Chuyện đời của phố, anh còn là tác giả của một số cuốn sách được độc giả trẻ mến mộ như Trên đường rong ruổi, Lạc giữa nhân gian, Những lối về ấu thơ, 2011; Nếu biết trăm năm là hữu hạn, 2011 (bút danh Phạm Lữ Ân, viết cùng người bạn đời của anh - chị Đặng Nguyễn Đông Vy)