“Những câu chuyện kỳ lạ của Hasu” là bộ sách Ehon gồm 4 cuốn: “Hasu chơi đoán hình”, “Hasu đi cắm trại”, “Hasu làm vườn” và “Hasu đầu quần”. Bộ sách phù hợp với trẻ từ 4 - 6 tuổi giúp phát triển Thùy Trán – phần não bộ chịu trách nhiệm về tư duy logic, tư duy trừu tượng, lập luận, sáng tạo. Được thả sức với trí tưởng tượng của bản thân, con sẽ có khả năng linh hoạt khi giải quyết các vấn đề của bản thân và sắp xếp công việc cá nhân rất tốt đấy nhé!
Đặc biệt, bộ sách “Những câu chuyện kỳ lạ của Hasu” còn được nghiên cứu để phát triển chức năng Thùy Trán – phần thùy não chịu trách nhiệm về tư duy logic, tư duy trừu tượng, lập luận, xử lý từ ngữ, hình dung, tưởng tượng; hình thành khái niệm và ý tưởng, tư duy sáng tạo và trực quan, năng lực xử lý các con số.
Mặc dù đôi lúc cảm thấy các bé quá “thừa” năng lượng với những trò nghịch ấy, nhưng bố mẹ đừng nên quát mắng, giận dữ với các bé nhé. Sự ân cần, khuyến khích sẽ là nền tảng tốt nhất để bé phát huy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú sau này. Bố mẹ đừng quên cùng con đọc bộ sách “Những câu chuyện kỳ lạ của Hasu” để hiểu hơn về thế giới của các bé nhé!
-------------------
Hasu chơi đoán hình – cuốn sách Ehon giúp trẻ em phát huy trí tưởng tượng
Hôm nay, Hasu được đi tham quan với các bạn ở trường mẫu giáo. Điều này làm bạn nhỏ vô cùng phấn khích vì đây là lần đầu tiên trong đời, Hasu được nhìn thấy nhiều loài động vật đến thế. Trong vườn thú có cả các con vật quen thuộc, có cả những con vật lạ nữa. Thật là vui quá!
Không chỉ được ngắm nhìn các bạn động vật, Hasu còn được trải nghiệm cho chúng ăn nữa. Đang ngẩn ngơ cho hươu cao cổ gặm một nhành lá non, Hasu bỗng nghĩ ra một trò chơi thú vị. Hasu mong nhanh về nhà để được chơi trò này cùng mẹ.
Vừa về đến nhà, Hasu đã kéo áo mẹ và rủ: “Mẹ ơi, mẹ chơi đoán con vật với con đi!”. Nhưng mẹ vẫn đang nấu ăn trong bếp, thế nên mẹ nhẹ nhàng nói: “Mẹ đang nấu ăn mà, lát nữa mẹ sẽ chơi với Hasu nhé!”. Thế mà Hasu không chịu, chắc vì bạn ấy đang quá hào hứng với trò chơi mà mình tự nghĩ ra: “Nhưng con muốn chơi ngay bây giờ cơ!”. Cuối cùng, nhận thấy sự háo hức trong mắt con trai, mẹ chấp nhận chơi với Hasu một lát.
Hasu mừng húm, liền cúi đầu xuống và liếm nước trong cốc làm nước bắn tung tóe ra ngoài. Nhưng cậu bé chẳng hề bận tâm đến điều đó mà vẫn thích chí hỏi mẹ: “Đố mẹ, đây là con vật nào?”. Mẹ đoán ngay là con mèo, nhưng hình như không đúng ý Hasu rồi. Cậu bé muốn diễn tả cho mẹ xem con hổ kia.
Vì mẹ không đoán được nên Hasu sẽ làm con vật khác. Cậu bé đứng yên một chỗ nhưng thân trên thì lắc lư hai bên, hết ngẩng lên rồi lại chúi xuống như đang cúi chào ai đó. Cậu bé lại khoái chí hỏi mẹ:
- Đố mẹ, đây là con vật nào?
- Hừm, khó quá, mẹ chịu thôi – mẹ cậu bé nhăn nhó.
- Là con vẹt đó – Hasu giậm châm.
Mẹ chùi tay vào tạp dề và lắc đầu: “Mẹ không biết đâu” rồi tiếp tục với tay lên kệ để lấy bát. Hasu a lên một tiếng rồi lấy hai tay chắp lại và giơ cao lên đầu, uốn éo thân mình rồi đố mẹ đây là con vật nào.
- Có phải là con bọ ngựa không? – mẹ dò xét.
- Mẹ sai rồi, đó là con trăn – Hasu nhăn mặt.
Mẹ chẳng đoán đúng con vật nào cả, Hasu tức giận: “Tại sao mẹ cứ không đoán được vậy?”. Trái lại với vẻ tức giận của Hasu, mẹ xoa đầu cậu bé và từ tốn trả lời: “Làm sao mẹ hiểu được con đang tả con vật nào chứ!”. Hasu phụng phịu: “ Con đã làm dễ hiểu vậy rồi mà”.
Trong lúc đó, mẹ nhờ Hasu dọn bàn ăn. Cậu bé mang bát ăn đặt lên bàn, rồi tiện lấy hai chiếc bát úp lên lưng rồi gọi mẹ:
- Đố mẹ, đây là con vật gì?
- Là con ốc sên hả?
- Mẹ lại đoán sai rồi, đây là con lạc đà.
Hasu đặt hai tay lên đầu vẫy vẫy, mẹ đoán là con thỏ, nhưng thực ra Hasu muốn tả con voi. Không đoán đúng được con vật nào, mè bèn giao hẹn chơi thêm cùng Hasu thêm một lần cuối cùng thôi. Lúc đang đội đôi bao tay lên đầu, Hasu bỗng nghe thấy tiếng bố gọi từ xa, thế là Hasu chạy vụt đi đón quà từ bố và kết thúc trò chơi đoán hình với mẹ.