“Con đường thiền tập cho người tại gia” được viết bởi vợ chồng giáo sư Hoàng Khôi với pháp danh Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương - 2 giáo thọ tại gia của Làng Mai. Cuốn sách tập hợp các phương pháp tu tập tại gia cho người theo pháp môn Làng Mai, bao gồm đầy đủ “dụng cụ” để người tu tập ở nhà vẫn có thể tu tập đều đặn và đạt thành quả như: thiền tập để nuôi dưỡng và trị liệu; tu tập để chuyển hóa tâm hành; tu tập để sống chung an lạc, gia đình ấm êm, hạnh phúc; hướng dẫn cách ăn ngon, ăn lành; hướng dẫn cách để ngủ ngon; hướng dẫn cách thể dục và vận động phù hợp…
Lời cẩn bạch tại trang đầu tiên của tác giả Chân Đạo Hành và Chân Tuệ Hương:
“Giáo pháp Làng Mai là một Rừng Trầm Hương với nhiều hoa thơm cỏ lạ và rất nhiều châu báu của Thiền tông Việt Nam.
Nhờ phước duyên mà được theo học Pháp môn của Làng và với khả năng hạn hẹp, chúng tôi cẩn trọng thu góp những Phương pháp Thực tập Làng Mai có công năng giúp người tại gia thoát khỏi bức xúc, diệt trừ phiền não trong cuộc sống hiện đại, để chia sẻ với các Thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown - Sydney đã 10 năm nay.
Ước nguyện của chúng tôi là ít nhiều có thể đóng góp cho việc phổ biến thực tập “Đạo Phật Ứng dụng”; vào đời sống hàng ngày theo chiều hướng “Tu không phải là việc để làm mà làm là để tu”; để người tại gia có cơ hội tu tập đều đặn và dễ dàng nếm được quả vị an lạc của pháp môn Làng Mai. Đó là chủ đích của tập sách đang nằm trong tay quý vị.
Tu tập đều đặn được là vì nếu biết cách tạo tác và duy trì chánh niệm thì “Làm gì cũng là Tu”, và tại gia thì không thiếu gì việc để làm. Cho nên trên con đường đó, người tại gia có khả năng để miên mật tu hành. Miên mật là điều kiện quan trọng hàng đầu để thành công trong mọi công việc, nhất là với tu tập.
Những phương pháp này đã được thiền sinh tại Trung tâm Thực tập Chánh niệm Bankstown và vài gia đình thí điểm trên thế giới, kể cả Việt Nam, thực tập và chứng đạt ít nhiều. Vì vậy, chúng tôi mạo muội đưa ra đây để xin chia sẻ cùng người tìm đạo ngày nay.
Ước mong chư vị cũng tìm được trên con đường này vài thực tập thuận hợp với mình và nếm được quả vị an lạc của Thiền tập Làng Mai.
Nay cẩn bạch.”
Mừng ngày tiếp nối 2021 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thái Hà Books vinh dự được xuất bản cuốn sách “Con đường thiền tập cho người tại gia” cùng 2 tác phẩm “Sợ hãi - hóa giải sợ hãi bằng tình thương” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tập thơ thiền “Yêu không cần gọi tên” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền. Kính mời quý bạn đọc cùng cảm nhận!
MỤC LỤC:
Cẩn bạch ...............................................................................................9
Chương 1: Tu học và đời sống tại gia.................................... 11
Thiền tập và tín ngưỡng...................................................13
Tu tại gia..........................................................................25
Chọn một đường tu.........................................................39
Chương 2: Thiền tập Làng Mai cho người tại gia................... 55
Thực tập 1 - Thiền tập để Nuôi dưỡng và Trị liệu..................................57
Ngồi Thiền .......................................................................59
Thiền hành ......................................................................81
Thiền buông thư: Công năng Nuôi dưỡng và Trị liệu.........87
Thực tập 2 - Chuyển hóa Tâm hành .....................................................97
Sống tỉnh thức.................................................................99
Năm giới quý báu..........................................................113
Chế tác hạnh phúc ........................................................133
Đối trị với Căn bệnh Thời đại ..........................................147
Sống phước đức.............................................................163
Chuyển hóa tận gốc.......................................................171
Thực tập 3 - Sống chung an lạc..........................................................191
Gia đình ấm êm.............................................................193
Thực tập 4 - Thực phẩm và Nghiệp báo............................................207
Bốn loại thực phẩm .......................................................209
Ăn ngon và lành ............................................................219
Uống ngon và lành ........................................................251
Thực tập 5 - Ngủ và nghỉ ...................................................................265
Ngủ ngon.......................................................................267
Thực tập 6 - Thể dục và Thiền tập......................................................275
Thể dục và Thiền tập......................................................277
Chương 3: Để kết thúc...................................................... 281
Dễ nhất là Tu tại gia.......................................................283
Phụ Lục: Sơ lược Thiền phái Làng Mai ............................. 289
Lịch sử...........................................................................291
Pháp môn......................................................................299
Đóng góp.......................................................................303
Gia bảo..........................................................................307
TRÍCH ĐOẠN SÁCH:
Cách học Phật pháp
Đi tìm con đường thoát khổ, khi học giáo pháp, ta đừng chất chứa kiến thức, nghĩa là “đừng nghe, hiểu và ghi nhớ để nói lại cho người khác nghe” như học ở ngoài đời, mà phải đưa điều giáo pháp dạy áp dụng vào đời sống để tự mình có kinh nghiệm, danh từ chuyên môn gọi là thực chứng.
Có thực chứng thì mới nếm được quả vị của Pháp, mới đạt được kết quả của việc tu học. Tiếp tục thực tập, ta sẽ có thói quen và huân tập được giáo pháp. Đó là lúc ta chứng ngộ, ngộ nhập, hay chứng đắc Pháp đã học.
Chứng đắc nhiều hay ít là do mình thực tập đều đặn hay không. Quý vị có thấy những chiến tướng quần vợt, dù đã rất giỏi nhưng vẫn kiên trì luyện tập mỗi ngày không? Thiền tập cũng vậy.
Học một giáo pháp thì có thể xong chương trình, ví dụ học phương cách điều Tâm. Nhưng càng thực tập giáo pháp đó, nội lực của chúng ta càng thâm hậu, nên không có việc “tập xong”.
Nói đến Tu, chúng ta thường nghĩ đến xuất gia, tức vào chùa để trở thành sư thầy hay sư cô. Thật ra, Tu chỉ có nghĩa là sửa. Đối với người tại gia, Tu chỉ là để bảo quản Y báo (nơi ta nương tựa, tức là đất Mẹ) và Chánh báo (Thân và Tâm của ta), như ta thường bảo quản xe cộ trong nhà hay đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Thân tâm con người là một bộ máy rất tinh xảo. Vì vậy, muốn chữa trị, trước hết ta phải biết cách vận hành của nó - kế đó phải có đồ nghề. Hãy tưởng tượng một người thợ máy không biết cách vận hành của máy mà cũng không có đồ nghề!
Có bảo quản thì mới sống An Lạc
Trong cuộc sống thường nhật, xe cộ trong nhà đang chạy bình thường, ta vẫn cần bảo trì khi đến hạn. Cơ thể đang khỏe mạnh, ta vẫn gặp bác sĩ để khám tổng quát hàng năm. Kính soi lâu ngày phủ bụi, ta cần lau chùi mới sáng. Áo quần, mặt mày, đầu tóc cũng cần được chăm sóc hàng ngày. Vậy mà Thân, Tâm ta lại bỏ bê, không hề nghĩ đến việc phòng bệnh hơn trị bệnh như với xe cộ.
Nếu không mang chí nguyện quá lớn lao như vượt thoát sinh tử, thì đối với chúng tôi, tu tại gia chỉ là để bảo quản Y báo (nơi sinh sống) và Chánh báo (Thân và Tâm) của chính ta. Nếu không hiểu tường tận, chúng ta dễ dàng rơi vào mê tín dị đoan khi tu tại gia, chúng ta sẽ đi theo đường “cầu xin một tha lực” phù hộ cho mình và người mình thương.
Nói rõ ra, mình phải tự lo. Có tự ăn thì mới no, có tự uống thuốc thì mới lành bệnh. Tu tập cũng vậy, phải tự thực tập những điều học được từ giáo pháp thì mới đạt được quả vị an lạc cho Thân và Tâm của mình. Chính Đức Phật cũng đã dạy: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi”.
Muốn tự thắp đuốc lên để thấy được con đường sống an lạc và tránh thoát khổ đau, ta cần biết một cách học khác, đó là cách học Phật pháp, đã trình bày ở phần trước.
Cách học Phật pháp đồng thời cũng mở lối cho ta đi vào ngõ...