Combo Sách Osho (Bộ 11 Cuốn)
1. Trưởng Thành - Chạm Tới Bầu Trời Nội Tâm Của Bạn
Đa số chúng ta đều lớn lên trong một nền văn hóa theo đuổi sự trẻ trung và tìm cách trì hoãn tuổi già bằng mọi giá. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta sẽ thế nào nếu thản nhiên đón nhận quá trình lão hóa của mình thay vì tìm cách níu kéo tuổi trẻ? Osho, một trong những bậc thầy tâm linh vĩ đại nhất của thế kỷ 20, giúp chúng ta giải đáp vấn đề này qua cuốn sách “Trưởng thành - Chạm tới bầu trời nội tâm của bạn”.
Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ già đi, nhưng không phải ai cũng sẽ trưởng thành. “Thông thường, bạn chỉ già đi, bạn không trưởng thành. Già đi là một chuyện, trưởng thành là chuyện hoàn toàn khác”, Osho lý giải. Lão hoá chính là sự già đi của cơ thể, và lúc này, “cả cuộc đời bạn chỉ có một cái chết chậm rãi, kéo dài”. Do vậy mà hầu như ai cũng tránh né quá trình này dù đó là điều bất khả. Trong khi đó, trưởng thành là sự phát triển của nội tâm mà khi đó, bạn sống với nhận thức và cảm xúc mãnh liệt trong mọi khoảnh khắc. Chính xác trưởng thành là gì, và làm thế nào để trưởng thành chính là nội dung cốt lõi mà cuốn sách “Trưởng thành” sẽ đem đến cho bạn đọc.
“Bất kỳ con vật nào cũng có thể già đi, nhưng trưởng thành là đặc quyền của con người”, theo lời Osho: “Hãy làm con người như bạn vốn là. Đừng bao giờ cố gắng trở thành ai khác, và như thế, bạn sẽ trưởng thành. Trưởng thành là đón nhận trách nhiệm của việc làm chính mình, bằng mọi giá. Chấp nhận mọi rủi ro để làm chính mình, đó chính là trưởng thành”. Có thể thấy trưởng thành không phải là quá trình hướng đến những mục tiêu bên ngoài, mà là hành trình tiến sâu vào bên trong bản thể, hay nói như tác giả là chạm tới bầu trời nội tâm của mình.
Bên cạnh đó, Osho còn hé mở cho chúng ta thấy những gì mà sự trưởng thành thực sự có thể mang lại cho nhân loại. Khi một người trưởng thành chứ không chỉ già đi, họ vừa có thể thỏa mãn khát vọng sâu kín của bản thân, vừa cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng như với thế giới bên ngoài - từ chuyện hôn nhân cho đến các mối quan hệ ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa cá nhân và xã hội... Osho cho rằng sự trưởng thành có liên hệ mật thiết với chất lượng của các mối quan hệ, chẳng hạn như trong khía cạnh tình yêu: “Khi hai người trưởng thành yêu nhau, một trong những nghịch lý vĩ đại nhất của cuộc sống sẽ xảy ra, một trong những hiện tượng đẹp đẽ nhất: họ ở bên nhau nhưng mỗi người vẫn luôn được làm chính mình. Họ bên nhau nhiều đến mức gần như hợp nhất với nhau, nhưng sự hợp nhất đó không phá hủy tính cá nhân của họ mà trên thực tế, nó càng củng cố tính cá nhân đó, họ trở nên có cá tính hơn. Hai người trưởng thành yêu nhau sẽ giúp nhau tự do hơn”.
Đặc biệt, một trong những điểm nhấn của “Trưởng thành” là giới thiệu cho độc giả biết về các chu kỳ bảy năm của cuộc đời. Đây là mười giai đoạn phát triển chính của một đời người, mỗi giai đoạn kéo dài bảy năm, tính từ khi còn là một đứa trẻ chỉ biết đến bản thân mình, cho tới khi trở thành một người có tuổi, khôn ngoan và giàu lòng trắc ẩn. Con người vốn dĩ nên tận hưởng các chu kỳ này đúng nghĩa một cách trọn vẹn, thay vì sợ hãi tuổi già cùng với cái chết, bởi “Nếu bạn già đi, bạn là những con người có thể chết. Còn nếu trưởng thành, bạn trở thành bất tử”. Hơn nữa, Osho cũng phân tích rằng “Chết không phải là hết. Trong sự hiện hữu, không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Hãy nhìn quanh mà xem… buổi tối không phải là kết thúc, buổi sáng cũng không phải là khởi đầu. Buổi sáng chuyển dần sang buổi tối và buổi tối chuyển dần sang buổi sáng. Mọi thứ chỉ đơn giản là đang chuyển sang những dạng thức khác”.
“Trưởng thành” chứa đựng sự thông thái nhưng không kém phần dí dỏm, xứng đáng là cuốn sách giá trị dành cho những ai sắp hoặc đang trong độ tuổi trung niên, độ tuổi mà người ta bắt đầu cảm nhận mình già đi và sợ hãi chặng đường phía trước.
Một lần nữa, Osho đã mang đến cho bạn đọc những lời khuyên và nhận định sâu sắc về hành trình làm người, mà cụ thể là về cách trưởng thành để chạm tới sự thông thái, vượt lên trên vấn đề chứ không bế tắc trong quá trình giải quyết vấn đề, cũng như làm thế nào để biến khủng hoảng tuổi trung niên thành một cú bùng nổ đầy sáng tạo của đời người.
Hãy trưởng thành, chứ đừng chỉ già đi. Bằng lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu, Osho đã trao cho bạn tất cả những gì cần làm để có thể bung nở đóa hoa của riêng mình.
Về tác giả
Osho là bậc đạo sư gây tranh cãi bậc nhất, đồng thời cũng có ảnh hưởng nhất. Tờ Sunday Times của Luân Đôn mô tả Osho là một trong 1.000 người kiến tạo của thế kỷ 20. Còn tờ Sunday Midday của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong 10 người, cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật, thay đổi vận mệnh của Ấn Độ. Sách của ông đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới.
Osho được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền chủ động của Osho giúp giải tỏa căng thẳng cho thân và tâm, giúp mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tĩnh tại.
2. Thân Mật Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Mọi người đều e ngại sự thân mật – đây là điều có thực, dù bạn nhận ra nó hay không. Thân mật có nghĩa là phơi bày chính mình trước một người xa lạ; tất cả chúng ta đều là những con người xa lạ, không hề quen biết nhau. Chúng ta thậm chí còn xa lạ với chính mình bởi ta không biết mình là ai.
Sự thân mật khiến con người xích lại gần nhau hơn. Bạn phải từ bỏ mọi sự phòng thủ, chỉ có như thế mới tạo được sự thân mật. Và bạn lo sợ rằng nếu bạn tháo gỡ hết những rào chắn, mọi lớp áo bảo vệ thì ai biết được cái người xa lạ kia sẽ làm gì với bạn đây.
Có đến nghìn lẻ một thứ mà chúng ta đang cố che giấu, không chỉ với người khác mà còn với chính bản thân mình, bởi chúng ta trưởng thành trong một xã hội với đủ kiểu ngăn cản, cấm kỵ. Và với một người xa lạ - bất kể bạn có sống cùng người đó trong 30 hay 40 năm, sự xa lạ vẫn không bao giờ mất đi - bạn cảm thấy an toàn hơn khi giữ lại chút phòng vệ, chút khoảng cách, bởi ai đó có thể lợi dụng những điểm yếu, những phần dễ tổn thương của bạn.
Nhưng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi không ai muốn xa cách. Mọi người đều muốn thân mật với người khác bởi nếu không, họ sẽ trở nên lạc lõng giữa thế giới rộng lớn này – không bạn bè, không người thương yêu, không một ai để tin cậy, để cởi mở tấc lòng và phô ra những vết thương âm ỉ. Vết thương không thể lành da, trừ phi bạn gỡ khỏi nó mọi thứ bưng bít, che đậy. Bạn càng che giấu, vết thương càng trở nên nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Thế nhưng, mọi người lại ngại thân mật – bạn muốn thân mật với người khác nhưng vẫn không muốn từ bỏ “chiếc áo giáp sắt” của mình. Đây là một trong những điểm đối lập giữa bạn bè, giữa những người yêu: Không ai muốn từ bỏ lớp rào chắn bảo vệ, và không ai muốn cởi mở hay chân thành tuyệt đối – tuy nhiên cả hai đều mong mỏi sự thân mật. Do đó, bạn phải là người khởi xướng. Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.
Thân mật có nghĩa là mọi cánh cửa của trái tim đều mở ra chào đón bạn: bạn được mời vào và được đón tiếp như một vị khách. Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu bản năng giới tính của bạn không bị đè nén, lòng bạn không sục sôi những điều trụy lạc, và tâm hồn bạn phải thuần khiết. Tự nhiên như cây cỏ, trong sáng như một đứa trẻ - khi đó bạn sẽ không còn ngại thân mật. Thân mật cũng có nghĩa là tin tưởng ở chính mình và người khác.
Đó cũng chính là điều mà Osho đang tìm cách giúp bạn thực hiện: gỡ bỏ những thứ cột trói trong vô thức, để tâm trí bạn được thảnh thơi và trở nên bình dị. Không có gì đẹp đẽ hơn khi là một người đơn giản và bình dị. Khi đó, bạn có thể có bất kỳ người bạn thân thiết nào, bất kỳ mối quan hệ gần gũi nào bởi bạn không còn e ngại điều gì. Bạn sẽ giống như một trang sách mở mà bất cứ ai cũng có thể đọc. Chẳng có gì để che giấu.
Con người cần phải sống một cuộc sống trọn vẹn, tràn ngập niềm vui, và giống như một cuốn sách mở, luôn sẵn sàng cho bất cứ ai muốn đọc. Hãy sống, thay vì nghĩ đến việc sẽ được mọi người nhớ tới. Sớm muộn gì bạn cũng phải chết. Hàng triệu con người đã sống trên trái đất này và chúng ta thậm chí còn không hề biết tên họ.
Hãy chấp nhận sự thật đơn giản đó - bạn chỉ có mặt ở đây một số ngày rồi sẽ ra đi. Đừng lãng phí số ngày ngắn ngủi ấy vào những hành động giả dối hay nỗi lo sợ không đâu. Đó phải là khoảng thời gian đầy hân hoan và vui sướng bởi không ai biết trước được tương lai của mình. Thiên đường hay địa ngục có lẽ đều là những giả thuyết chưa được chứng minh. Điều duy nhất bạn đang nắm giữ trong tay chính là cuộc đời mình – hãy làm cho nó phong phú nhất trong khả năng của bạn.
Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.
Nếu sống đơn giản, cởi mở, gần gũi, yêu thương mọi người, bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính mình. Nếu bạn sống khép kín, luôn trong tư thế phòng thủ, luôn lo lắng rằng ai đó có thể biết được suy nghĩ của bạn, giấc mơ của bạn, những sai lầm của bạn, thì cuộc sống đó chẳng khác nào địa ngục. Địa ngục ở ngay trong bạn – và thiên đường cũng vậy. Đó không phải là vị trí địa lý mà là không gian tinh thần của bạn.
Hãy thanh lọc bản thân. Thiền có nghĩa là quét dọn tất cả những thứ rác rưởi đọng trong tâm trí bạn. Khi tâm tĩnh lặng và trái tim reo ca, bạn sẽ sẵn sàng cởi mở và trở nên thân mật với người khác mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào. Khi có sự thân mật, vây quanh bạn sẽ là bạn bè và những người thân quý; nếu không, bạn sẽ thấy mình cô đơn giữa những người xa lạ. Thân mật là một trải nghiệm tuyệt vời mà mỗi người chúng ta đều không nên bỏ lỡ.
Thông tin về tác giả Osho:
- Tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931, tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ
- 1951: Học Đại học Hatkirini và sau đó là Đại học Jain tại Jabalpur
- 1953: Chứng ngộ
- 1955: Tốt nghiệp khoa Triết, Đại học Jain và lấy bằng M.A Triết tại Đại học Sagar năm 1957
- 1958: Giảng dạy triết học tại Đại học Jabalpur và thực hiện những cuộc thuyết giảng trong cộng đồng
- 1962: Thành lập những trung tâm Thiền đầu tiên ở vùng quê nơi ông sinh sống và nổi tiếng như một người khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” (Jivan Jagruti Adolan)
- 1966: Ngừng giảng dạy đại học, dành toàn bộ thời gian cho việc thuyết giảng tâm linh. Lúc này, người ta biết đến ông với tên gọi mới: Acharya Rajneesh
- 1970: Giới thiệu phương pháp Thiền Năng động, hay còn gọi là Thiền Động, Thiền tích cực (Active Meditation). Chuyển đến Mumbai tháng 12/1970
- 1974: Chuyển từ Mumbai đến Pune, thành lập Trung tâm tu học rộng 24.000 m2 với khoảng 50.000 người theo học
- 1980: Bị một tín đồ Ấn Độ giáo đâm bị thương. Vết thương không nặng, nhưng sức khỏe ông bị suy giảm
- 1981: Đến Mỹ chữa bệnh, thành lập một làng tu học rộng 260 km2 tại bang Oregon. Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 200.000 hội viên và 600 trung tâm tu học theo tinh thần của Osho trên toàn thế giới.
- 1987: Bị trục xuất khỏi Mỹ
-1989: Chính thức lấy tên Osho
-1990: Mất ngày 19/01/1990 tại thành phố Pune, Ấn Độ.
3. Trò Chuyện Với Vĩ Nhân
“Trò chuyện với vĩ nhân” tổng hợp những câu chuyện của thiền sư Osho về 20 triết gia, nhà tư tưởng, đạo sư lỗi lạc nhất lịch sử.
Danh sách những bậc vĩ nhân Osho bàn đến rất đa dạng: Ở phương Đông có Lão Tử, Trang Tử; phương Tây có Socrates, Pythagoras, J. Krishnamurtri, Heraclitus, những nhà lãnh đạo tôn giáo như Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ Đề Đạt Ma, Jesus Christ…
Dưới ngòi bút sắc sảo của Osho, cuộc đời, tư tưởng và hành trình giác ngộ của những bậc vĩ nhân hiện lên đầy sống động. Ông kể về thời thơ ấu bất hạnh của Krishnamurti, cái chết của Socrates, cuộc gặp gỡ giữa Khổng Tử với Lão Tử hay khoảnh khắc chứng ngộ của ni sư Chiyono.
Osho bình luận về tư tưởng của những nhà tư tưởng, những triết gia bằng sự hiểu biết và trải nghiệm uyên bác, nhưng đồng thời, dưới một góc nhìn giàu cảm xúc và tuyệt đối cá nhân, ông hết lời tán thưởng tư tưởng của những vị triết gia ông yêu, viết về họ đầy hài hước và sự hoan hỉ.
Nhưng song song đó, Osho cũng thẳng thừng chê bai và chỉ ra những quan điểm ông không đồng tình ở những nhân vật được bàn đến. Chẳng hạn, Osho cho rằng những lời dạy của Krishnamurti là “quá nghiêm túc” và “chưa chạm đến trái tim con người”. Hoặc, ông bình luận về tư tưởng của Friedrich Nietzsche – triết gia người Đức: “Chúng là những ngôn từ chết; chúng không có hơi thở, không có nhịp đập của trái tim”.
Qua mỗi bài viết, Osho truyền tải đến bạn đọc những điều ông xem là “chân lý”, liên quan đến tôn giáo, thiền định, bản chất của niềm vui sống. Vị đạo sư đặc biệt ca ngợi sự hài hước trong tôn giáo, thái độ sống tự nhiên, nổi loạn hay sự hoà mình vào dòng chảy cuộc sống.
Sách đưa ra nhiều kiến thức về thiền định: lý do ta cần thiền, ý nghĩa của sự sống và cái chết, lợi ích của thiền định đến cơ thể và tâm thức mỗi người, thông qua những lời giảng giải đơn giản với ngôn từ dễ hiểu của Osho về sự bình an, lòng trắc ẩn, sự minh triết, v.v... và những câu chuyện thực tế về cuộc đời và hành trình giác ngộ của các vĩ nhân như Bồ Đề Đạt Ma, Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Socrates v.v...
Những điều này, thật đáng ngạc nhiên, khiến người đọc liên hệ mạnh mẽ đến cuộc sống hiện đại, vốn ngày một nhiều bất trắc, xung đột và khó lường. Đâu đó, Osho khuyến khích (hoặc tiếp sức) cho chúng ta không ngừng đấu tranh và làm mới chính mình, thừa nhận những nghịch lý đồng thời trân trọng những vẻ đẹp mà cuộc đời ban tặng.
“Cuộc sống giống như bài thơ hơn là một món đồ ngoài chợ, nó phải giống như một bài thơ, một ca khúc, một vũ điệu, một bông hoa ven đường, bung nở tự nhiên, gửi hương cho gió, không hướng tới bất kỳ ai, chỉ đơn giản tận hưởng chính mình, được là chính mình”, ông nói.
4. Từ Bi
Từ bi là một thứ tình thương mát lành, là sự chia sẻ niềm vui của bản thân đến với vạn vật. Từ bi giúp ta trở thành đóa hoa sen, vượt lên vũng bùn của thế giới ham muốn, dục vọng và sự giận dữ.
Dẫn dắt người đọc qua câu chuyện về cuộc đời Đức Phật, Chúa Jesus và những hiểu biết về Thiền đạo, Osho đặt ra thách thức cho các giả định về từ bi là gì và gạt bỏ những sai lầm, định kiến, khám phá ý nghĩa thực sự ẩn sau đó.
“Từ bi không phải là cái mà chúng ta vẫn gọi là tình yêu. Nó mang yếu tố cốt lõi của tình yêu nhưng lại không phải là tình yêu như chúng ta vẫn biết”, Osho viết.
Theo Osho, lòng từ bi đích thực không chỉ đến từ hiểu biết và tôn trọng người đối diện, mà phải bắt đầu từ bên trong - chúng ta cần thực sự chấp nhận và yêu thương bản thân mình một cách sâu sắc. Chỉ như vậy, lòng từ bi mới giúp ta chấp nhận người khác một cách vô điều kiện, giúp chúng ta nhìn nhận chân giá trị của mỗi con người. Khi đó, từ bi giúp ta kết nối được cái sâu lắng nhất bên trong người đối diện - chính là tâm hồn của họ. Khi hai tâm hồn có thể kết nối, một dạng thức cao nhất của tình thương sẽ nảy sinh: từ bi.
Vậy, làm thế nào để có được sự từ bi? Trong cuốn sách này, Osho nhấn mạnh vai trò của thiền. Ông viết: “Nếu không có thiền, nguồn năng lượng trong bạn chỉ tồn tại dưới dạng thức đam mê; nhưng nếu có thiền, nó sẽ chuyển hóa thành lòng từ bi”. Ông cho rằng con người không thể luyện tập để trở nên từ bi, “nếu thiền là một bông hoa, thì từ bi chính là hương thơm”.
Nếu như bạn muốn biết thế nào là từ bi, muốn tìm kiếm cảm hứng, niềm vui và nguồn năng lượng tích cực, hoặc đơn giản là muốn tìm hiểu thêm một đầu sách ý nghĩa khác của Osho, cuốn sách Từ bi chắc chắn sẽ là một lựa chọn sáng suốt.
5. Yêu - Being In Love
“YÊU” TRONG TỈNH THỨC VỚI OSHO
Một chỉ dẫn “yêu không sợ hãi” đầy ngạc nhiên từ bậc thầy tâm linh Osho
Những người đói khát trong nhu cầu, những người luôn kỳ vọng ở tình yêu chính là những người đau khổ nhất. Hai kẻ đói khát tìm thấy nhau trong một mối quan hệ yêu đương cùng những kỳ vọng người kia sẽ mang đến cho mình thứ mình cần – về cơ bản sẽ nhanh chóng thất vọng về nhau và cùng mang đến ngục tù khổ đau cho nhau. Trong cuốn sách Yêu, Osho - bậc thầy tâm linh, người được tôn vinh là một trong 1000 người kiến tạo của thế kỷ 20 – đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về nhu cầu tâm lý có sức mạnh lớn nhất của nhân loại và “chỉ cho chúng ta cách trải nghiệm tình yêu”.
Trong “Yêu” (Tựa gốc: Being in Love), Osho dẫn người đọc vào một hành trình tìm hiểu táo bạo và đầy sôi nổi về “hiện tượng bí ẩn” mang tên tình yêu. “Điều bạn cần làm không phải là học cách yêu, mà là loại bỏ những cách đánh mất tình yêu”, ông mở đầu. Trước tiên, Osho đưa ra một danh sách những điều “không phải là tình yêu”. Ông phân tích những nhu cầu đi kèm tình yêu thương đã phá hủy tình yêu ra sao, điều này diễn ra kể từ khi con người mới chào đời cho đến khi trưởng thành. Những thói quen đòi hỏi, mong muốn sở hữu người khác, kỳ vọng vào người khác… đều tạo nên sự hủy diệt và xung đột trong mọi mối quan hệ tình cảm, bao gồm cả tình yêu. Theo ông, tình yêu không bao gồm cảm giác ghen tuông, chiếm hữu, cạnh tranh, phụ thuộc, hay việc đòi hỏi người mình yêu phải hoàn hảo. Những điều trên đều khởi nguồn từ cái tôi, và Osho cho rằng: “Khi bạn thật sự yêu ai đó, cái tôi của bạn bắt đầu tan chảy và biến mất”.
Thông qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc nhận diện những dấu hiệu của một tình yêu đích thực: Sự cho đi và không chờ đợi được nhận lại, sự trưởng thành cá nhân, đặc biệt là sự tỉnh thức khi yêu. “Việc tỉnh táo nhận biết về bản thể của mình là sự khởi đầu của hành trình hướng tới tình yêu”.
Trong phần trọng tâm của cuốn sách “Tình yêu là cơn gió mát lành” - Osho dành nhiều thời lượng bàn về những chỉ dẫn yêu đương, tinh tế, thấu cảm, hài hước và nhiệt tình chẳng kém gì một nhà tư vấn tâm lý hiện đại tài ba nhất. Ông hoá giải những trải nghiệm tệ hại mà ta gặp phải khi yêu: Sự hụt hẫng sau những phấn khích ban đầu hay thất vọng về tình dục. Hiếm có một bậc thầy tâm linh nào lại mang ánh sáng của thiền và đạo vào vấn đề tình dục, khoái cảm như Osho và ông đã kiến giải vấn đề này vô cùng uyên bác, thấu đáo và có tính giáo dục cao hơn bất cứ cuốn sách giáo dục giới tính nào trong vấn đề tình dục từng có. Osho cũng thẳng thừng gạt phăng những hiểu lầm, những “ý nghĩ vô nghĩa” về tình yêu như tư tưởng “yêu là đau khổ” hay phụ nữ không nên là người chủ động khi yêu.
Sau cùng, Osho đưa ra những “niềm tin mới”, cổ vũ bạn đọc dấn thân vào tình yêu đích thực, thứ tình yêu của những linh hồn trưởng thành để đem đến sự hạnh phúc, khai sáng và chữa lành cho tất cả. Osho cũng đưa ra nhiều lời khuyên đáng giá cho các cặp đôi đang yêu.
Chúng ta thường sợ hãi khi nghĩ về tình yêu, ta e ngại những nỗi đau lẫn rắc rối mà nó đem đến. Với “Yêu”, bằng giọng văn cá tính và cuốn hút đặc trưng, Osho đem đến sự thấu hiểu trọn vẹn về tình yêu, đồng thời truyền niềm tin và sự dũng cảm để bạn đọc bước vào trải nghiệm phức tạp này một cách mới mẻ trong thứ ánh sáng tỉnh thức của tâm linh. “Tình yêu chỉ có thể trưởng thành trong tình yêu”, ông nói, “Có điều gì đó thật đẹp đang chờ bạn phía trước. Nếu bạn có thể chờ đợi, nếu bạn có đủ kiên nhẫn và có thể tin tưởng, nó sẽ đến”.
BOX:
Osho là bậc đạo sư gây tranh cãi bậc nhất, đồng thời cũng có ảnh hưởng nhất. Tờ Sunday Times của London mô tả Osho là một trong 1000 người kiến tạo của thế kỷ 20. Còn tờ Sunday Mid-day của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong 10 người, cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật, thay đổi vận mệnh của Ấn Độ. Sách của ông đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới.
Osho được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hoá nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền động của Osho (active meditation) giúp giải toả căng thẳng cho thân và tâm, giúp mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tĩnh tại.
6. Can Đảm Là Chính Mình Trong Thế Giới Hiểm Nguy
Đừng gọi đó là bất định – hãy gọi là bất ngờ
Đừng gọi nó là bất an – hãy gọi là tự do.
Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà thay vào đó là sự hiện diện của toàn bộ nỗi sợ hãi và lòng can đảm để đối mặt với nó.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nỗi sợ hãi: nguồn gốc của nỗi sợ và làm thế nào để hiểu chúng, tìm thấy can đảm để đối mặt với chúng.
Xuyên suốt cuốn sách, Osho khuyên chúng ta rằng: mỗi khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, hay thay đổi trong cuộc sống, đó thực sự là một lý do để bạn vui mừng, thay vì bám víu vào những điều quen thuộc, chúng ta có thể xem những tình huống này là cơ hội khám phá và làm giàu sự hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” bắt đầu bằng một sự khám phá sâu sắc về ý nghĩa của lòng can đảm và cách nó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không giống như những cuốn sách khác tập trung vào các hành động can đảm anh hùng trong những hoàn cảnh đặc biệt, điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là phát triển lòng can đảm bên trong của mỗi người, từ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự nhút nhát, lo sợ để biến thách thức thành sức mạnh. Khi đó bạn vững vàng để sống thật với chính mình. Đây chính là sự can đảm để thay đổi khi cần thay đổi, can đảm đứng lên cho sự thật của chính chúng ta, thậm chí chống lại ý kiến của người khác, và can đảm để nắm lấy cái mà không biết mặc dù chúng ta sợ hãi - trong mối quan hệ của chúng ta, trong sự nghiệp của chúng ta, hoặc trong hành trình đang diễn ra của sự hiểu biết chúng ta là ai, và tại sao chúng ta lại ở đây? Hãy tin tưởng vào cái không biết. Cái đã biết chính là tâm trí. Cái không biết không thể là tâm trí. Tâm trí là nơi tích lũy những thứ đã biết. Như việc bạn đến ngã ba đường, tâm trí của bạn sẽ nói: “Đi lối này, đây là con đường quen thuộc”. Nếu lắng nghe nội tâm, bạn sẽ đi theo cái không quen thuộc, cái không biết. Vì chính bản thân của mỗi người luôn thích phiêu lưu, khám phá. Cho nên, hãy luôn lắng nghe cái không biết và thu hết can đảm để đi vào chốn vô định.
Qua cuốn sách bạn sẽ hiểu hơn về sự can đảm là đánh đổi cái đã biết để tìm đến cái hư vô, đánh đổi cái quen thuộc để tìm đến những điều xa lạ, đánh đổi sự tiện nghi ấm cúng để tìm đến cái bất tiện, đánh đổi cuộc hành hương gian nan để tìm đến một nơi vô định. Không ai biết được liệu mình có làm được hay không cho đến khi chính bạn phải bước vào những nỗi đau, thì khi đó bạn mới tin rằng không có điều gì là giới hạn trong sự chế ngự của sức mạnh can đảm ở mỗi con người.
Can đảm biến thách thức thành sức mạnh là cuốn sách kế tiếp trong bộ bốn cuốn của hiền triết Osho gồm: Sáng tạo bừng cháy sức mạnh bên trong; Hạnh phúc tại tâm; Thân mật - cội nguồn của hạnh phúc; Đạo - con đường không lối.
Mong rằng với những cuốn sách này sẽ đem lại sự bình an, an lạc trong tâm hồn và là liều thuốc chữa lành bạn trong những vết thương lòng, là điểm tựa vững vàng để bạn vượt qua mọi rào cản, sóng gió vượt lên chính mình, để tìm ra con đường đúng đích mà bạn đi tới.
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi. Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Raineesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho.
Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là "đạo sư" của một dòng Thiền. Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hóa cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học.
Nhân cách của Osho có một sức thu hút mãnh liệt, nó biểu hiện trong những bài luận giải xuất chúng của ông về mọi vấn đề tôn giáo và triết học, kể cả về các bộ kinh lâu đời nhất mà nhiều vị luận sư đã dày công trình bày. Những ai đã gặp ông đều thừa nhận Osho có một tài hùng biện đầy ma lực, một sự hấp dẫn cá nhân mà người nghe hầu như không thể cưỡng lại.
7. Đạo - Con Đường Không Lối
Cuốn sách “Đạo – Con đường không lối” được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về năm câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt Tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật tiêu biểu cho Đạo gia sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho đã thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó, ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ - sự tự nhiên nhi nhiên.
“Đạo – Con đường không lối” gồm 5 chương, cùng một phần Hỏi – Đáp. Trong phần Hỏi – Đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả Osho muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
Chương Một – Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.
Chương Hai – Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.
Chương Ba – Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.
Chương Bốn – Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.
Chương Năm – Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.
Thông tin về tác giả
- Tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931, tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ - 1951: Học Đại học Hatkirini và sau đó là Đại học Jain tại Jabalpur
- 1953: Chứng ngộ - 1955: Tốt nghiệp khoa Triết, Đại học Jain và lấy bằng M.A Triết tại Đại học Sagar năm 1957
- 1958: Giảng dạy triết học tại Đại học Jabalpur và thực hiện những cuộc thuyết giảng trong cộng đồng - 1962: Thành lập những trung tâm Thiền đầu tiên ở vùng quê nơi ông sinh sống và nổi tiếng như một người khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” (Jivan Jagruti Adolan)
- 1966: Ngừng giảng dạy đại học, dành toàn bộ thời gian cho việc thuyết giảng tâm linh. Lúc này, người ta biết đến ông với tên gọi mới: Acharya Rajneesh
- 1970: Giới thiệu phương pháp Thiền Năng động, hay còn gọi là Thiền Động, Thiền tích cực (Active Meditation). Chuyển đến Mumbai tháng 12/1970 - 1974: Chuyển từ Mumbai đến Pune, thành lập Trung tâm tu học rộng 24.000 m2 với khoảng 50.000 người theo học
-1980: Bị một tín đồ Ấn Độ giáo đâm bị thương. Vết thương không nặng, nhưng sức khỏe ông bị suy giảm
- 1981: Đến Mỹ chữa bệnh, thành lập một làng tu học rộng 260 km2 tại bang Oregon. Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 200.000 hội viên và 600 trung tâm tu học theo tinh thần của Osho trên toàn thế giới.
- 1987: Bị trục xuất khỏi Mỹ
-1989: Chính thức lấy tên Osho
-1990: Mất ngày 19/01/1990 tại thành phố Pune, Ấn Độ.
8. Hiểu - Đường Đến Tự Do
Tự do vốn là thứ mà con người vẫn luôn tìm kiếm từ bao đời nay. Có nhiều định nghĩa về khái niệm tự do, nhưng theo bậc thầy tâm linh Osho, khi được sống đúng với con người mà bạn được sinh ra một cách tự nhiên nhất, không bị tác động bởi một người nào hay bị uốn nắn bởi một tôn giáo nào, bạn đang được tự do một cách toàn vẹn. Đường đến tự do sẽ đầy ắp những câu hỏi cũng như sự hồ nghi, và chỉ khi hiểu được bản thân là ai, tự mình khám phá ra được cách vận hành của thế giới này thì ta mới thật sự chạm đến tự do.
“Hiểu - Đường đến tự do” (The book of understanding)của Osho chính là một tác phẩm mang đến cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ về chủ đề này. Trong cuốn sách, Osho khẳng định bước đầu tiên để hiểu là hãy bắt đầu biết nghi ngờ, hãy chất vấn và đặt câu hỏi về tất cả những điều mà chúng ta đã được dạy phải tin.
“Họ nói, hãy tin. Tôi nói, hãy khám phá. Họ nói, đừng nghi ngờ; tôi nói, hãy nghi ngờ đến cùng, đến khi bạn đi tới đó và biết và cảm nhận và trải nghiệm”, Osho chia sẻ.
Cả đời chúng ta được vô số người trao cho cái gọi là “sự thật”, buộc ta phải học cách tin chúng tuyệt đối, không hoài nghi, không thắc mắc. Chính vì vậy nên tâm trí ta mới chứa đầy những kiến thức, những niềm tin, định kiến, đánh giá... của người khác thay vì những gì do chính ta trải nghiệm và đúc kết.
Theo lời Osho, “Tâm trí của bạn không phải do tự nhiên tạo thành. [..] Tâm trí của bạn được tạo ra bởi xã hội nơi bạn đang sống - bởi tôn giáo, nhà thờ, ý thức hệ mà cha mẹ của bạn theo đuổi, bởi hệ thống giáo dục mà ở đó bạn được nuôi dạy, bởi đủ mọi thứ khác”. Và những điều này giống như những đám mây che kín bầu trời tâm trí của ta, khiến ta không còn thấy được sắc xanh trong trẻo vốn có của nó. Ta đánh mất sự hiểu biết đích thực của mình, do đó mà đánh mất luôn tự do.
Cũng theo Osho, để hiểu, chúng ta cần thôi bám víu vào các ý nghĩ, nội dung kinh sách, các lý thuyết vĩ đại, tín điều, học thuyết: “Hãy nới lỏng tay cầm, hãy buông chúng ra. Khi đó, bạn sẽ thấy sự trong trẻo tinh khôi của bầu trời, sự mênh mông vô tận của bầu trời. Đó là tự do. Đó là ý thức. Đó là sự hiểu biết đích thực”.
Không dừng lại ở đó, bậc thầy tâm linh này còn tái hiện phép ẩn dụ “lạc đà, sư tử và đứa trẻ” của triết gia người Đức Friedrich Nietzsche để mô tả ba giai đoạn chuyển hóa của linh hồn trong hành trình đi tìm tự do. Trong phép ẩn dụ này, “lạc đà là giai đoạn trước tâm trí, sư tử là tâm trí, đứa trẻ là giai đoạn hậu tâm trí, hoặc vô tâm trí. Lạc đà không biết đến cái tôi, sư tử là cái tôi, đứa trẻ đã từ bỏ cái tôi, hoặc không có cái tôi. Đứa trẻ chỉ đơn giản hiện hữu - không diễn tả được, không định nghĩa được, là một bí ẩn, là một điều kỳ diệu. Lạc đà có ký ức, sư tử có kiến thức, và đứa trẻ có sự thông thái”. Đa số mọi người chỉ dừng lại ở giai đoạn thấp nhất, giai đoạn “lạc đà”, nhưng Osho khẳng định “đứa trẻ” mới là giai đoạn chúng ta cần hướng tới nếu muốn hiểu và được tự do.
Cuối cùng, nhắc đến Osho thì không thể không nhắc đến thiền. Chúng ta không cần cố thiền để hiểu. Việc chúng ta cần làm là thiền để tâm trí và cơ thể được lắng đọng. Giống như dòng suối đục ngầu bởi bùn đất bên dưới bị khuấy động, bạn càng cố tác động vào dòng suối bao nhiêu thì nước càng bị vẩn đục bấy nhiêu. Do vậy, bạn cần chờ cho dòng nước tĩnh lại, bùn đất lắng xuống và khi đó, nước tự khắc sẽ trong. Khi cơ thể bước vào trạng thái thiền định, mọi thứ sẽ tự khắc sáng tỏ và bạn sẽ hiểu, sẽ khám phá ra chính mình và mọi thứ khác. Lúc đó, bạn sẽ có thể đón nhận mọi khía cạnh của trải nghiệm làm người - từ khúc hoan ca của Zorba người Hy Lạp cho đến sự tĩnh lặng và tỉnh thức của Đức Phật. Khi đó, chúng ta trở nên tự do trọn vẹn, sống đúng với những phẩm chất ưu việt của con người và có khả năng tháo gỡ những rào cản về mặt tôn giáo, chính trị cũng như văn hóa đang chia cắt xã hội.
Đó chỉ là một vài trong số rất nhiều điều thú vị mà Osho sẽ mang lại cho bạn đọc qua 5 chương sách “Hiểu – Đường đến tự do”. Hãy đọc để tự khám phá, tự tìm đến tự do của riêng mình.
Về tác giả
Osho là bậc đạo sư gây tranh cãi bậc nhất, đồng thời cũng có ảnh hưởng nhất. Tờ Sunday Times của Luân Đôn mô tả Osho là một trong 1.000 người kiến tạo của thế kỷ 20. Còn tờ Sunday Midday của Ấn Độ bình chọn Osho là một trong 10 người, cùng với Gandhi, Nehru và Đức Phật, thay đổi vận mệnh của Ấn Độ. Sách của ông đã được dịch ra hơn 60 ngôn ngữ trên thế giới.
Osho được biết đến với những đóng góp mang tính cách mạng trong lĩnh vực chuyển hóa nội tâm thông qua thiền định. Phương pháp thiền chủ động của Osho giúp giải tỏa căng thẳng cho thân và tâm, giúp mọi người dễ dàng trải nghiệm sự an nhiên, tĩnh tại.
9. Cảm Xúc - Chuyển Hóa Nỗi Sợ Hãi, Giận Dữ Và Ghen Tuông Thành Năng Lượng Sáng Tạo
Từ bao đời nay, chúng ta vẫn thường được dạy hãy đè nén cơn giận, nỗi buồn và vô số những cảm xúc bị gắn mác tiêu cực khác, bởi chúng có thể làm tổn thương những người xung quanh ta. Thậm chí, ta còn tin rằng một trong những tố chất tạo nên sự thành công của một người chính là khả năng kiểm soát cảm xúc của họ. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ chính mình sẽ bị tổn thương khi cứ chất chứa mọi cảm xúc trong lòng hay không? Bạn có để ý và nhận ra mỗi khi mình đè nén những cơn thịnh nộ, sự lo lắng, bất an… thì lại dễ bị đau dạ dày hay tay chân run rẩy không? Hay bạn có từng thắc mắc tại sao mình không thể yêu thương ai đó trọn vẹn dù trái tim vẫn luôn hướng về họ?
Cuốn sách “Cảm xúc” (tựa gốc “Emotional Wellness”) được viết bởi bậc thầy tâm linh Osho sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất của cảm xúc, thấy rõ tác hại của việc kìm nén cảm xúc, khám phá cơ chế mà các loại cảm xúc tiêu cực đang thao túng chúng ta, từ đó “chuyển hóa nỗi sợ hãi, giận dữ và ghen tuông thành năng lượng sáng tạo”.
Trong cuốn sách, Osho khẳng định cảm xúc của chúng ta không bất biến, thay vào đó nó liên tục thay đổi. “Đó là lý do ‘cảm xúc’ được gọi là ‘emotion’ trong ngôn ngữ Anh - ‘emotion’ bắt nguồn từ ‘motion’, nghĩa là sự chuyển động. Chúng chuyển động; do đó chúng là “cảm xúc”, Osho diễn giải - Khoảnh khắc này bạn buồn, khoảnh khắc kia bạn vui; bây giờ bạn tức giận, lát sau bạn đầy lòng cảm thông. Lúc này bạn cảm thấy yêu thương, lúc khác bạn lại chìm trong thù hận; buổi sáng thật vui tươi, buổi tối thật ảm đạm. Và cứ như vậy. Đây không thể nào là bản chất của bạn, bởi đằng sau tất cả những thay đổi này phải có một thứ gì đó giống như sợi chỉ đỏ để kết nối mọi mảnh ghép lại với nhau”. Một khi nắm bắt được “sợi chỉ đỏ” đó, bạn sẽ thấu tỏ chính mình và cả những người xung quanh.
Osho tin rằng chỉ khi nào ta chấp nhận toàn bộ cảm xúc của bản thân một cách trọn vẹn, khi đó cuộc sống của ta mới thực sự lành mạnh, bởi “một người không biết tức giận sẽ không biết yêu thương”. Nếu ngay cả bạn cũng chối bỏ những cảm xúc của mình thì ai sẽ đón nhận chúng? Không ai cả! Chúng sẽ tiếp tục bị đẩy vào góc khuất và con người bạn lại kém trọn vẹn đi một chút. Hãy phá vỡ vòng lẩn quẩn tai hại đó bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, như Osho đã nói: “Việc cần làm không phải là kìm nén hay hủy diệt, mà là bạn phải học cách hòa hợp các nguồn năng lượng của mình”.
Không chỉ vậy, bậc thầy về tâm linh này còn chỉ ra cảm xúc đóng vai trò then chốt trong sự bền vững của mọi mối quan hệ. Đàn ông có khuynh hướng kìm nén cảm xúc, trong khi phụ nữ lại thường trở thành người bị chính cảm xúc của mình thao túng. Mối quan hệ giữa đàn ông và ph