Ai là nhà lãnh đạo? Những tố chất một nhà lãnh đạo cần có là gì? Và làm sao để trở thành nhà lãnh đạo thành công?
Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc trở thành một nhà lãnh đạo không khó, quan trọng là nhà lãnh đạo đó có giỏi để chiến thắng hay không. Là một nhà lãnh đạo, một trong những việc không thể nào thiếu đó là ra quyết định. Thực ra, ai cũng phải ra quyết định, dù là lớn hay nhỏ. Nhưng những quyết định của nhà lãnh đạo không chỉ liên quan đến một mình họ, mà có thể liên quan đến cả một công ty, một tập đoàn. Một quyết định sai lầm có thể lấy đi cơ hội làm việc, thậm chí là con đường sống của hàng trăm, hàng ngàn người đang trông chờ vào quyết định ấy.
Thương trường là một chiến trường, nếu bạn chậm trễ, cơ hội sẽ thuộc về người khác. Khi bạn là nhà lãnh đạo, có hàng trăm những vấn đề cần phải quyết định. Những câu hỏi mà ít nhiều bạn sẽ gặp như: Có nên tham gia vào lĩnh vực cạnh tranh với mảng kinh doanh sẵn có của công ty mình? Nên lựa chọn đối tác chiến lược như thế nào? Có nên đầu tư vào lĩnh vực mới? Thông thường, những người đi trước ít khi có thời gian để truyền tải cho bạn tất cả những kinh nghiệm mà họ có được, hoặc nếu có đi chăng nữa thì cũng sẽ không thực sự đủ cho một lượng kiến thức thực tế khổng lồ.
Thấu hiểu được điều này, Son Masayoshi - một cái tên lớn trong thế giới công nghệ, một nhà lãnh đạo tài năng với hoàn loạt những quyết định đúng đắn và khi trở thành một tỷ phú thành danh. Các bài giảng của Son Masayoshi tại Học viện Softbank đã cấu thành nên “Bí quyết ra quyết định cho nhà lãnh đạo”, cuốn sách như một món quà cho thế hệ những người đi sau.
Cuốn sách chỉ có hai phần với một cách trình bày dễ hiểu, dễ tiếp cận. Phần 1 mang tên “Bí quyết ra quyết định cho nhà lãnh đạo” gồm 30 câu hỏi là 30 tình huống khác nhau buộc nhà lãnh đạo phải đưa ra những quyết định đúng đắn và sáng suốt. Phần lớn trong số 30 câu hỏi của ông đều không có những lời giải thích hay đáp áp cụ thể. Người học sẽ được yêu cầu phải đưa ra “quyết định” một cách trực quan từ hai phương án lựa chọn. Bởi lẽ trong thế giới kinh doanh có rất nhiều trường hợp không cho phép bạn dự trù, do dự khi đưa ra những lựa chọn lớn lao. Và đồng thời, với một vấn đề cũng sẽ có những cách giải quyết khác nhau, điều quan trọng là bạn có đủ sức để thực hiện nó hay không thôi.
Phần 2 là bài giảng về “Binh pháp Nhị Thừa của Son”, nội dung mà Son Masayoshi vẫn thường xuyên nhắc tới. Về nội dung, trong khi phần “Binh pháp” nói về tư tưởng, chiến lược thì phần “Bí quyết” tập trung vào việc áp dụng những tư tưởng, chiến lược đó vào thực tiễn. Tất cả nội dung của bộ binh pháp này nằm trong bảng 25 chữ, đó là 25 chữ cái đặc biệt, là sự kết hợp giữa những kinh nghiệm của phương Đông với phương Tây, là sự đúc kết mấy mươi năm của một nhà lãnh đạo tên tuổi.
Như các bạn đã biết, mọi thứ, mọi việc trên đời này đều có thứ tự ưu tiên cả. Không phải cứ suy nghĩ cân bằng, đồng đều là được. Ta thường xuyên đưa vào trong đầu từ những cái gì quan trọng trước. Một quyết định được đưa ra trong một thoáng, có thể sẽ trở thành nỗi tiếc nuối trong suốt cả cuộc đời. Những người thành công đều có một bước ngoặt, và bước ngoặt đó là khi họ lập một quyết định rõ ràng, cụ thể, dứt khoát rằng họ sẽ không tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Một số người lập quyết định đó ở tuổi 15 và một số người lập quyết định đó ở tuổi 50 và phần lớn mọi người chẳng bao giờ lập quyết định đó. Đó là lý do có người thành công và có người thất bại.
Tất nhiên, Son Masayoshi không chỉ có những thành công, ông cũng đã vấp phải không ít thất bại. Để có thành công, thất bại là điều hiển nhiên, ông đã lấy những kinh nghiệm đó để chia sẻ những bí quyết ra quyết định của nhà lãnh đạo. Thay vì ra quyết định vội vàng, vấp phải thất bại để rút ra bài học. Tại sao bạn không đứng lên ngay từ điểm khởi đầu với những lời khuyên đã có? Hãy trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, một nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong một thời gian hạn định. “Bí quyết ra quyết định của nhà lãnh đạo” của Pandabooks sẽ đồng hành cùng bạn.