100 Lẻ 1 Bài Thơ
Cuốn sách là sự chắt lọc tinh hoa từ những bài thơ đã đăng trên những ấn phẩm của các diễn đàn văn học nghệ thuật trong và ngoài nước, từ hơn 40 năm qua. Đó cũng là quá trình sống và làm việc không mệt mỏi của một con tằm chăm chỉ nhã tơ
Khởi thủy tùy duyên và chúng ta có cơ hội gặp nhau tại giao điểm này.
Cũng từ cội nguồn đó, cuốn sách THƠ mà quí bạn đang có trước mắt, là một sự khích lệ vô cùng to lớn đối với tác giả!
Giữa trùng trùng duyên khởi. Cái nhân đã nẩy mầm từ vô tận trong không gian, mà chúng ta bất ngờ thất lạc bởi sự nhiêu khê của đời sống và sự chồng lấn của bề bộn thời
Rồi hốt nhiên chúng ta hội ngộ qua những con chữ giữa mênh mông, bất ổn của đời thường, để cùng trải nghiệm, suy tư và cảm nhận, hóa ra đâu đó vẫn còn có những tiếng nói chân tình, yêu thương và độ lượ
Phải chăng đó là hơi thở của thi ca?
Giữa lúc văn hóa đọc ít nhiều bị hạn chế, thơ lại càng kén chọn người đọc hơn. Nhưng người làm thơ thì vô số. Thơ lạm phát theo một trật tự không biên giới. Sách thơ đại hạ giá vẫn nằm rập rình trên những kệ sách hay trôi nổi giữa chợ trời ve
Biết thì biết vậy! Nhưng cõi thơ, thì bao la như suối nguồn và ngôn ngữ thi ca thì vô cùng, vô tậ
Tôi và các bạn, chúng ta thử hình dung trong văn học, dù bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào. Nếu không có THƠ thì sao?
Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, quay về với cái nội tâm đang âm ỉ tuông trào những dòng dung nham sủi bọt đau thươ Nhất là với một thi sĩ đúng nghĩa, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riêng tư, họ còn chia sẻ cái đau chung của đồng loại. Người làm thơ như một chứng nhân của thời đại, của những cơn ác mộng. Từ trong thơ loang lổ những vết tích đau thương của chính mình để chuyển tải và nói lên cái đau chung của cả một dân tộc. Họ dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư để cảm thụ, để nói thay những nỗi đau mà thiên hạ chưa kịp nó
Quá trình trải nghiệm đó được nuôi dưỡng bằng sự bao dung và chia sẻ, đó cũng là tiếng lòng trăn trở, tiếng thổn thức của lương tri hầu diễn đạt phần nào nỗi niềm uất hận và chia sẻ cái mệt mỏi, cái chịu đựng vô hạn, cái sức sống lạ kỳ trong con ngườ
Edgar Allen Poe nói: Nếu thơ chưa xé nát tâm hồn của bạn, bạn chưa biết thơ là gì? (If a poem hasn’t ripped apart your soul, you haven’t experienced poetry?).
Có lẽ người làm thơ ít nhiều đã một lần cảm giác được xác thân mình đang rướm máu, dòng dung nhan nóng hổi nung chín ngôn ngữ rồi tràn lan ra môi trường chữ nghĩ Có khi đó là tiếng nói của THƠ chăng?
Cuộc sống như một dòng sông và chúng ta như con nước, dù muốn hay không con nước vẫn trôi và cuốn theo bao nhiêu rác rưởi của dâu bể cuộc đời. Lẫn giữa xô bồ đó, con người thường tìm kiếm cho mình một chỗ dựa, một nơi nương náu bình yên, vừa đủ để nhìn thấy và chiêm nghiệ Đó cũng là lúc chúng ta đang bồng bềnh hiện hữu trong cõi thơ ca. Những con chữ giống như những chiếc phao cứu sinh kết nối hằng hà sa số những hoa đă Khổ đau và hạnh phúc không có đường biên giới. Người làm thơ đôi khi thấy thăng hoa trong sự khổ đau ấy, thế giới thi ca tự nó đã nói lên cái vô thường của nhân sinh.
"Con người là kẻ tự giải phóng bản thân" (Krishnamurti). Phải chăng đó là đạo lý tối thượng của đời sống? Điều làm nên sự nổi bật và khác biệt ở Krishnamurti là sự trần truồng tuyệt đối của tâm hồn ông. Ông chỉ giữ lại cho mình một chỗ đứng độc nhất: Một con người, với ý nghĩa giản dị đơn sơ nhất của con người. (Henry Miller)
Điều hiển nhiên ở người làm thơ là thấy mình được tự do trong tâm tư, tình cảm, thì mới có thể khám phá, sáng tạo, đánh thức bản năng sinh tồn, giữa nỗi cô đơn tột cùng không phân biệt hạnh phúc hay bất hạnh, người hoạt động hăng hái, hay kẻ say mê chìm đắm trong kiến thức. Ai cũng như ai đều từng trải qua nỗi cô đơn đìu hiu trong đời sống. Đó là cảm thức của nhà thơ về một nỗi đau khổ khôn nguôi, một nỗi niềm suy tư muôn thuở mà chúng ta không dễ dàng đoạn tuyệt, dù cố gắng hết sức để trừu tượng hóa và khỏa lấp cái khoảng trống của tâm hồn thơ mộng ấ
Và THƠ như một cứu cánh, một chiếc phao cứu sinh mà mỗi con người chúng ta cần phải trang bị cho mình phòng khi nông nổ
Trần Quang Châu