Chắc chắn trên đời này, không có ông bố bà mẹ nào lại không mong muốn con mình được trưởng thành toàn diện. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều học sinh cấp Hai ghét đến trường và không thích học; rất nhiều người lớn chọn cách nghỉ việc mỗi khi bị ai đó nói điều gì khiến họ không thích. Tại sao những người đó lại lớn lên như vậy?
Hoặc giả sử những con người này tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng nhưng lại không tự kiếm được việc, không lo được miếng cơm manh áo nuôi sống bản thân mình há chẳng phải là điều đáng lo ngại hay sao? Chúng ta thấy thật khó chấp nhận với những con người chỉ biết sống thu mình trong phòng, không có bạn bè, không có ai yêu thương ngoại trừ những bức ảnh thần tượng mang kè kè theo bên mình.
Tuy nhiên, chúng ta không thể mãi mãi sống trong sự bao bọc của cha mẹ bởi đến lúc nào đó, cha mẹ ta sẽ rời bỏ ta sang thế giới bên kia. Chính vì lẽ đó, các bậc cha mẹ cần phải dạy dỗ làm sao cho trẻ có được những kỹ năng sống, để chúng có thể trưởng thành vững vàng kể cả khi không có cha mẹ ở bên.
Bởi vậy, việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ, nuôi dạy trẻ thành những người lớn biết ăn cơm = những người biết tự lập và tự hành động, hình thành nên những người lớn quyến rũ = người lớn có sức thu hút… là điều vô cùng quan trọng.Và từ 4 đến 9 tuổi là giai đoạn hình thành những kỹ năng sinh sống cơ bản đó.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương mở đầu: Lời nói dù tích cực ha tiêu cực đều là phương tiện để “truyền tải”t hông điệp và “đọng lại” trong tâm trí người nghe
Chương 1: Thế nào là “những đứa trẻ trưởng thành mà không cần tới sự hiện diện của bố mẹ”?
Chương 2: Những kỹ năng sống cơ bản sẽ được hình thành trong giai đoạn từ 4 đến 9 tuổi
Chương 3: Cách tăng khả năng học tập và trí tuệ cho trẻ có thể áp dụng ngay trong gia đình
Chương 4: Với những tình huống như thế này ta cần phải làm thế nào? Phương án giải quyết?
Con trẻ luôn luôn yêu quý bạn bè của chúng bất kể khi nào
Lời bạt
Qủa hồng
Trích đoạn sách:
Sự quan tâm đến người khác và trái tim mạnh mẽ làm nên sự trưởng thành của cậu bé mang chiếc áo in số 1
Dưới đây là những lời tôi vẫn hằng ngày truyền đạt tới học sinh trong lớp cũng như trong các buổi hoạt động ngoài trời:
• Biết nghĩ đến cảm xúc của người khác.
• Điều quan trọng không phải kết quả mà chính là ở việc tiếp tục thử thách bản thân.
• Không đổ lỗi cho người khác, hãy tự thay đổi bản thân (định hướng ý thức và tư duy).
• Dù tốt hay xấu, lời nói đều là phương tiện để “truyền tải” thông điệp và “đọng lại” trong tâm trí người nghe.
Có một cậu bé B học lớp tôi suốt từ lớp Một đến khi chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học. Trong suốt sáu năm này, tôi cũng luôn nhắc đi nhắc lại bốn điều trên với cậu và các bạn. Đến ngày tốt nghiệp, tôi được mẹ cậu kể cho nghe một câu chuyện.
Cậu bé B chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học đã tập bóng chày từ năm lớp Ba. Cậu bé rất yêu thích môn thể thao này và mục tiêu là đạt vị trí Ace pitcher (cầu thủ ném bóng xuất sắc nhất đội, thường là người ném bóng mở màn cho đội đó). Đối thủ nặng ký của B chính là cậu C, con trai của huấn luyện viên. Hai cậu ngang sức ngang tài nhưng xét về môi trường tập luyện thì cậu C có lợi thế hơn. Có lẽ cậu B cũng hiểu điều này nên ngày qua ngày, cậu luyện tập không ngừng nghỉ. Cậu chăm chỉ và hăng hái đến nỗi chẳng ngó ngàng gì đến kỳ thi vào cấp Hai.
Đến năm lớp Năm, trong một buổi tập cho ngày thi đấu, cậu bé B với rất nhiều nỗ lực đã lần đầu tiên được chọn làm vị trí Ace pitcher. Sau bao ngày ước ao cuối cùng thì con số 10 sau lưng cậu cũng đã được chuyển thành con số 1 - con số của cầu thủ ném bóng thiện nghệ nhất đội. Sự việc xảy ra đúng vào ngày thi đấu. Sau khi tập xong, cậu bé B mặc vào người bộ đồ thi đấu. Nhìn vào tấm gương lớn trong phòng chờ, cậu bé há hốc mồm kinh ngạc khi phát hiện ra con số 1 đầy tự hào sau lưng áo của cậu đã bị khâu ngược. Và B cũng biết rằng, hằng đêm, bà mẹ vụng về chuyện khâu vá của mình đã phải vật lộn như thế nào để khâu được con số 1 lên chiếc áo đó.
Vậy cậu bé B đã làm gì? Cậu có nổi đóa lên rằng “Mẹ ơi mẹ khâu sai áo của con rồi” không? Hay là cậu bé sẽ xấu hổ vì số trên lưng áo bị khâu ngược và không tham gia cuộc thi đấu nữa?
Thưa không. Cậu bé B vẫn tiếp tục mặc chiếc áo đó. Hơn thế nữa, mặc dù thực ra cậu đánh bóng bằng tay phải rất giỏi, nhưng hôm đó, cả ba lượt đánh bóng cậu hoàn toàn sử dụng tay trái. Cậu làm điều này là để mẹ ngồi trên khán đài trái không nhìn thấy được lưng áo của cậu.
Kết quả là ba lần cậu đánh trượt các cú strike. Xét về tổng thể trận đấu, do cậu bé B có những cú ném bóng rất tốt nên đội của cậu vẫn thắng 1-0. Trong buổi rút kinh nghiệm sau trận đấu, mọi người trong đội và đặc biệt là cậu bé C - con của huấn luyện viên, đối thủ cạnh tranh của cậu - đã lớn tiếng chỉ trích về việc cậu bé B đánh bóng bằng tay trái. Toàn đội biết rõ cậu đánh bóng bằng tay phải rất cừ nên nếu không có một sự biện minh phù hợp trong trường hợp này, cậu khó lòng giữ được vị trí Ace pitcher.
… Cậu bé B đã chọn cách không giải thích lý do và chấp nhận thôi giữ vị trí Ace pitcher. Và B nhanh chóng cởi chiếc áo thi đấu để không ai kịp nhận ra con số bị khâu ngược sau lưng áo cậu.
Bạn có thắc mắc: Tại sao cậu bé B lại làm như thế không? Bạn có nghĩ: Cậu bé B cứ đánh bóng bằng tay phải có phải tốt hơn không hay chỉ cần nói tại mẹ em khâu số sau lưng áo bị ngược nên em rất xấu hổ thì đã sao không?
Khi tôi nghe câu chuyện này từ mẹ cậu B, tôi đã rất vui mừng vì có lẽ từ khi gặp và biết B, cậu bé vẫn luôn đón nhận tất cả những lời tôi nói với cậu ấy. Cậu bé đã rất hiểu việc mẹ mình vụng khâu vá nên ý tứ không cho ai biết việc số áo thi đấu bị ngược; cậu biết nghĩ cho bạn bè nên đã không hề phân bua một lời mà lẳng lặng từ chối vị trí Ace pitcher. Hơn ai hết, cậu là người hiểu nhất nỗi cay cú của đối thủ cạnh tranh là cậu bé C. Tuy không nổi bật về mặt hình thể trong phòng chờ thi đấu nhưng cậu lại là cậu bé trưởng thành nhờ “quan tâm đến người khác” và có “trái tim mạnh mẽ”.
Sau khi rời khỏi vị trí Ace pitcher, B vẫn lặng lẽ say mê luyện tập. Cậu luyện tập không phải vì cậu bị nhấc khỏi vị trí Ace pitcher mà vì cậu thấy mình cần phải luyện tập để hoàn thiện bản thân – người chưa mang đến kết quả hoàn hảo cho trận đấu do đánh bóng bằng tay trái không thuận.
Thế rồi, trước giải đấu tiếp theo, cậu bé B lại xuất hiện với chiếc áo thêu số 1 – vị trí Ace pitcher.
Không những thế, phía trên con số 1 còn có thêm một phù hiệu Đội trưởng nữa.
Kể từ đó, câu không phải nhường chiếc áo số 1 của vị trí Ace pitcher cho bất cứ ai đến tận khi ra trường và luôn ghi được thành tích cho đội. Khi học lên trung học phổ thông, và cho đến giờ, cậu bé vẫn luôn mặc chiếc áo thi đấu với con số 1 sau lưng và đang miệt mài luyện tập để vào đội tuyển Koshien.