Chất lượng sản phẩm chỉ đạt khoảng 60% - 80% so với sản phẩm mới.
Lưu ý: Các sản phẩm thuộc 'Phiên chợ sách cũ' sẽ không được áp dụng chính sách đổi trả của Fahasa.com
Hạnh phúc là con đường (Từ chuyển hóa nội tâm đến cải tiến xã hội - Vì một xã hội nhân ái)
“Tổng Hạnh phúc Quốc gia quan trọng hơn Tổng Sản phẩm Quốc nội.” - Jigme Singye Wangchuck, Đệ tứ Quốc vương Bhutan
“Tổng Sản phẩm Quốc nội không tính đến sức khỏe của trẻ em, chất lượng giáo dục mà chúng được hưởng hay niềm vui chúng có được khi chơi đùa. Nó không bao gồm cái đẹp của thi ca hay sự vững bền của hôn ước, trí tuệ của phản biện xã hội hay sự liêm chính của các công bộc. Nó không bao gồm sự khôn ngoan hay lòng can đảm, sự thông tuệ hay lòng ham học, lòng trắc ẩn hay sự tận tụy với Tổ quốc. Nói ngắn gọn là nó đo lường tất cả mọi thứ, trừ những gì thực sự làm cho cuộc đời này đáng sống.” - Robert Kennedy, Bài phát biểu tại Đại học Kansas, 18 tháng Ba 1968
“GNH được xây dựng dựa trên niềm tin rằng phát triển cần lấy con người làm trung tâm, và mục tiêu của phát triển phải là việc tạo ra những điều kiện giúp cho mỗi người đạt được điều quan trọng nhất với họ: đó chính là hạnh phúc.” - Jigme Y. Thinley, cựu Thủ tướng Bhutan
GIỚI THIỆU SÁCH:
Câu chuyện về vương quốc hạnh phúc nhất thế giới bắt đầu như cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc xa xôi bên kia bảy đại dương và bảy ngọn núi, có một hoàng tử trẻ…”. Nhưng đó chẳng phải quốc gia với những kho vàng đầy ắp, mà ngạc nhiên thay, lại là một trong những đất nước nghèo nhất nằm bên dãy Himalaya. Trước khi khiến cả thế giới phải xôn xao chú ý, vương quốc Phật giáo nhỏ bé này đã cương quyết từ chối nỗ lực toàn cầu hóa của phương Tây để suốt ba mươi năm kiên trì theo đuổi một mô hình xã hội chừng như không tưởng lạ kỳ: Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH).
Ngày nay, Bhutan đã và đang chứng tỏ cho thế giới thấy rằng phát triển không có nghĩa là hy sinh môi trường và hạnh phúc cộng đồng. Là một người góp công sức trong cả một guồng máy nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn ấy ở Bhutan, tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ trong cuốn sách của mình không những đem lại cho ta những hiểu biết toàn diện nhất về GNH ở cấp độ vĩ mô mà còn cung cấp những bước tiếp cận thực tế để nuôi dưỡng và duy trì hạnh phúc, bắt đầu từ trong chính nội tâm mỗi cá nhân. Bằng cách tiếp cận gợi mở và gần gũi, cuốn sách vạch ra một lộ trình đầy thực tiễn để tới với hạnh phúc. Nhưng trên hết, cuốn sách mong mỏi mỗi chúng ta đều sẽ nhận ra, rằng hạnh phúc không chỉ là đích đến, hạnh phúc còn ở trên đường đi. Hạnh phúc là con đường.
TÁC GIẢ:
Tiến sĩ Hà Vĩnh Thọ từng làm việc cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) tại các vùng chiến sự ở khắp châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu u trước khi trở thành Giám đốc Chương trình của Trung tâm Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở Bhutan. Ông là giáo sư thỉnh giảng tại một số trường đại học, trong đó có UCLouvain (Bỉ), Đại học Osnabrück (Đức) và Đại học Geneva (Thụy Sỹ). Ông đã xuất bản một số cuốn sách và bài báo về các chủ đề tâm linh và nhân đạo. Tiến sĩ Thọ còn là Chủ tịch Học viện Eurasia về Hạnh phúc và An sinh, đồng thời là nhà đồng sáng lập Quỹ Eurasia - một tổ chức phi chính phủ chuyên triển khai các chương trình giáo dục cho thanh thiếu niên khuyết tật cũng như phát triển các dự án sinh thái ở Việt Nam trong hai mươi năm qua.