Toàn bộ lịch sử kinh tế của thế kỷ 20 được phơi bày trong gần 900 trang của cuốn sách Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới với đầy ắp những lý luận, tư liệu...
Tại sao lại phải chuyển đổi sang thị trường? Tại sao và như thế nào mà sự chuyển đổi từ kỷ nguyên, trong đó “nhà nước” – chính phủ các nước – luôn tìm cách nắm giữ và kiểm soát nền kinh tế nước mình, sang kỷ nguyên với những ý tưởng về cạnh tranh, mở cửa, tư nhân hóa và nới lỏng các quy định đã và đang thống trị tư tưởng kinh tế thế giới?
Câu hỏi này lại tiếp tục làm nảy sinh những câu hỏi khác: Liệu những thay đổi này có phải là không thể đảo ngược? Chúng có phải là một phần của quá trình phát triển và tiến hóa liên tục? Những kết quả và viễn cảnh về chính trị, xã hội, kinh tế của sự thay đổi căn bản này trong mối quan hệ giữa chính phủ và thị trường là gì? Đó là những câu hỏi cơ bản mà cuốn sách này sẽ tìm cách trả lời.
Chắc chắn rằng ranh giới giữa nhà nước và thị trường chưa bao giờ được giải quyết một lần là xong chỉ bởi vài cuộc hội thảo ôn hòa. Thay vào đó, đây là chủ đề của các cuộc chiến lớn về trí tuệ và chính trị cũng như những cuộc đụng độ không dứt trong suốt thế kỷ này.
Các cuộc chiến nói chung đã tạo nên một trong những một vở kịch vô danh định hình diện mạo thế kỷ XX. Ngày nay, sự xung đột đó đã trở nên sâu và rộng đến mức đang định hình lại thế giới chúng ta – và chuẩn bị vẽ nên bức tranh của thế kỷ XXI.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Một câu chuyện đầy lôi cuốn và hấp dẫn... Cuốn sách này tuyệt vời ở mọi góc độ, tình tiết thú vị và dí dỏm… Các tác giả đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về thị trường, đồng thời nhận thức được những bước thoái trào của nó... Đây là một cuốn sách tuyệt vời chỉ dẫn về tương lai của chủ nghĩa tư bản”.
– The Economist
“Đã có một cuộc cách mạng trong tư duy kinh tế xảy ra theo quy trình giống như bất cứ cuộc cách mạng khoa học nào. Cuốn Những đỉnh cao chỉ huy kể về sự thay đổi mà thế giới đang tạo ra. Đây là một chỉ dẫn quan trọng hướng tới nền kinh tế của thế kỷ XXI”.
– Lawrence Summers
“Thành công vinh quang của Những đỉnh cao chỉ huy là giải thích những biến đổi sâu sắc của thời đại ngày nay thông qua chiều kích lớn lao của lịch sử”.
– Valéry Giscard d’Estaing, cựu Tổng thống Pháp
Daniel Yergin:
Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge, thành viên của Trung tâm Doanh nghiệp và Chính phủ thuộc Harvard Kennedy School, và là ủy viên quản trị của Viện Brookings.
Là cây bút nổi tiếng, ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách nổi bật, trong đó cuốn Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực (The Prize: The Epic Quest for Oil, Money, and Power) đã giành được giải thưởng Pulitzer và giải thưởng Eccles, và là tư liệu xây dựng nên một loạt các chương trình truyền hình gồm 8 phần do PBS và BBC phối hợp sản xuất.
Joseph Stanilaw:
Người đồng sáng lập Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Cambridge, đồng thời là một cố vấn hàng đầu trên các thị trường và các vũ đài chính trị quốc tế, nhà kinh tế cao cấp tại Cơ quan Năng lượng quốc tế có trụ sở tại Paris. Tiến sĩ Stanislaw đã đi khắp thế giới, cố vấn cho các công ty và các quốc gia về chiến lược xử lý rủi ro cũng như các cơ hội trên thị trường mới phát triển. Ông nhận bằng cử nhân tại Đại học Harvard, và bằng tiến sĩ tại Đại học Edinburgh và từng là giáo sư giảng dạy tại Đại học Cambridge.