Cuốn sách nói về nghệ thuật lãnh đạo bản thân hay “lãnh đạo tự thân”, đó là khả năng tự ảnh hưởng lên chính mình để suy nghĩ và hành động một cách nhất quán với con người thật của chính mình, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để theo đuổi những mục tiêu cũng như trải nghiệm quan trọng và thiết thực đối với mỗi người.
Chương 1, 2 giải thích thế nào là lãnh đạo bản thân và lý do tại sao chúng ta cần lãnh đạo bản thân.
Các chương còn lại giải thích về cách lãnh đạo bản thân giúp chúng ta tăng cường sự tự tin vào năng lực của bản thân, tự tin trong việc ra quyết định, giúp chúng ta biết chịu trách nhiệm cho bản thân và có trách nhiệm với những gì đã thỏa thuận, sống có mục đích và phát triển bản thân lên tầm cao hơn.
Đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách cùng các giải thưởng
“Đối với những nhà lãnh đạo đang tìm kiếm một kế hoạch ‘tại sao, cái gì và bằng cách nào’ để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời hơn, câu trả lời nằm trong cuốn sách này.” – Chester Elton, tác giả cuốn The Carrot Principle, sách bán chạy nhất của tờ New York Times
“Bạn đã bao giờ ước mình có thể tự tin hơn, gắn kết hơn hoặc hiệu quả hơn trong cuộc sống? Không cần tìm đâu xa, tất cả các khái niệm và công cụ đều có ở đây.” – Tiến sĩ tâm lý học Ryan M. Niemiec
“Sự tự lực, lòng can đảm, tự tin, sự tự nhận thức về mặt cảm xúc và sự kiên trì được bao hàm trong một khái niệm về lãnh đạo.” – Tiến sĩ, Giáo sư Garee W. Earnest, Đại học bang Ohio
“Cuốn sách đột phá của Bryant và Kazan thử thách chúng tôi thực hiện các bước nhỏ đầu tiên trong hành trình khám phá bản thân từ trong ra ngoài.” – Tiến sĩ Giáo dục, Giáo sư R. Dale Safrit, Đại học bang Bắc Carolina
Trích đoạn :
1. Mọi người đều có thể từng nói hoặc làm điều gì đó khiến họ phải hối hận về sau, nhưng không có nghĩa là giá trị của con người họ vì thế mà bị giảm sút. Quá khứ không thể quyết định tương lai, và chúng ta đều mang trong mình sức mạnh của quyền được lựa chọn: lựa chọn coi trọng bản thân, lựa chọn những suy nghĩ, cảm xúc, ngôn từ và hành vi mới.
2. Khi rạch dao mổ, bác sĩ phẫu thuật phải cắt vào cơ thể bệnh nhân; khi ra một quyết định, chúng ta cũng phải cắt qua giữa hai lựa chọn có hoặc không..
3. Không như thiết bị điện tử tiêu dùng mới mua, cuộc sống không phát kèm cuốn sách hướng dẫn sử dụng nào cả. Học cách sống có thể là một quá trình ngẫu nhiên, đó là lý do tại sao phần lớn mọi người bị thôi thúc bởi nhu cầu sinh tồn và chỉ phản ứng một cách thụ động với những gì xảy ra trong đời.
4. Giả dụ bạn đang có bất đồng với một người và người ấy nói hoặc làm những điều có thể là tàn nhẫn và gây tổn thương. Tường thì nhiều khả năng chúng ta cũng sẽ phản ứng lại bằng cách xung hấn hoặc thụ động, ví dụ nói với người đó rằng người đó đã sai, và tiếp tục làm căng thẳng leo thang bằng cách nói ra những điều cũng tàn nhẫn không kém. Hoặc bạn có thể ghim trong lòng những gì người ấy nói và cảm thấy lòng tự tôn của mình bị chà đạp. Khi xác định được ranh giới Tôi-Không phải Tôi, bạn có thể chặn sự công kích ở cách mình một sải tay – theo nghĩa đen, và nhận ra dù người đó có nói gì hay làm gì đi nữa, những gì người đó nói cũng không phải là bạn; mà đó chỉ là nhận thức của họ về bạn được phản ánh qua lăng kính mà bản đồ tinh thần họ tạo nên mà thôi.
5. Đã có nhiều thảo luận về việc đặc tính có thực sự tồn tại không, và có một nguy cơ hiện hữu về việc có thể bị rơi vào cái bẫy “dán nhãn” cho bản thân hay người khác chỉ dựa trên vài hành vi quan sát được trong một bối cảnh duy nhất. Chúng tôi thường gọi điều này là “nhồi người ta vào khuôn”. Albert Einstein từng nói: “Mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá con cá dựa trên khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình kém cỏi.” Và đó chính xác là điều xảy ra với nhiều người khi bị đánh giá dựa trên những tố chất mà chúng ta không nhất thiết phải có, khiến chúng ta cả đời cứ nghĩ rằng mình kém cỏi trong khi thật ra chúng ta lại không tận dụng hết được tiềm năng của mình.
6. Đặt mục tiêu cho bản thân không cần phải đặt ra một mục tiêu vĩ đại, có một trong đời; bạn có thể đặt cho mình một loạt những mục tiêu nhỏ và vừa hay những mục tiêu trung gian – bất cứ điều gì bạn cần đạt được dù là tạm thời hay suốt đời. Nếu bạn ấp ủ mục tiêu “lớn, thách thức và táo bạo”, vậy bạn nên chia nhỏ ra từng bước và biến mỗi bước thành một mục tiêu. Quan trọng là bạn cần sớm đạt được thành công để từ đó xây dựng lòng tự tin.
Nội dung nổi bật
Dựa vào 6 câu hỏi WH
What:
+ Chủ đề: Lãnh đạo bản thân
+ Lĩnh vực: Phát triển bản thân
+ Nhân vật: Hai tác giả chia sẻ quan điểm về nghệ thuật lãnh đạo bản thân
Who:
+ Đối tượng hướng đến: Những người đang bị mất sự tự tin vào năng lực của bản thân, không biết mình muốn gì và muốn làm gì, bị chi phối bởi ý kiến của người khác
+ Độ tuổi: mọi lứa tuổi
Why:
+ Tại sao độc giả muốn tìm giải pháp này:
+ Giúp họ hiểu hơn về những suy nghĩ sai lệch về bản thân
+ Giải thích lý do gây nên sự mất tự tin vào năng lực của bản thân
Về tác giả:
Andrew Bryant là chuyên gia diễn thuyết có chứng chỉ được mời đến nhiều hội nghị trên khắp thế giới với vai trò nhà diễn thuyết và nhà cố vấn truyền cảm hứng. Ông sáng lập tổ chức Self Leadership International, nhà cũng cấp giải pháp phát triển lãnh đạo và con người bao gồm các dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, cố vấn và đào tạo. Ông còn là một nhà lãnh đão tư duy về lãnh đạo bản thân và lãnh đạo con người được công nhận toàn cầu.
Tiến sĩ Ana Lucia Kazan đã giảng dạy và nghiên cứu ở cả Brazil và Hoa Kỳ. Niềm yêu thích không ngừng của cô với lãnh đạo bản thân và cải thiện cá nhân đã liên tục mang đến cho cô những cơ hội diễn thuyết cũng như xuất bản và công bố bài nghiên cứu trên truyền thông Brazil cũng như quốc tế.