Bùi Giáng, Một Đời Thơ
Đây là cuốn sách của nhà văn, dịch giả Bửu Ý, viết về Bùi Giáng, một giọng thơ vô tiền khoáng hậu của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Dù viết bao nhiêu về Bùi Giáng, có lẽ cũng là không chính xác hoàn toàn vì ông đã trở thành một hiện tượng, một tượng đài ngôn ngữ, vậy mà qua ngòi bút của Bửu Ý, chúng ta không chỉ thấy Bùi Giáng mà còn thấy cả hơi thở, không khí thời đại mà hai người đã dự phần vào…
Và đây là Bùi Giáng tự vẽ chân dung của mình:
Hỡi người ngợm hỡi đười ươi
Hỡi thằng Sáu Giáng buồn vui thế nào
Vui nhiều buồn ít thế sao
Buồn nhiều vui ít tiêu hao cõi miền
Miền xiêu lệch, cõi ngửa nghiêng
Lầm than diện hậu diện tiền soi gương
Chiêm bao đổi chán thay chường
Tập thành mộng mị cuối đường thành thân
Còn đây là nhận xét của Bửu Ý về thơ Bùi Giáng:
Thơ của Bùi Giáng là “tái tân thanh” mở ra một kỷ nguyên mới. Sẽ có chăng trong tương lai những tiếng thơ đồng điệu? Hay ngược lại sẽ chịu phận lẻ loi?
Thử tưởng tượng bạn quẳng đến cho Bùi Giáng một bó câu, hay trời cao mưa móc xuống một hộc chữ cái, hay nàng thơ cung tặng sa số vần điệu, Bùi Giáng từ đó sẽ sắp xếp lại thành thơ, những câu thơ không ai ngờ, những vần điệu đầy tung hứng.
Mời bạn khám phá cõi thơ của Bùi Giáng, qua những nét vẽ bằng ngôn ngữ của Bửu Ý.
TRÍCH ĐOẠN SÁCH HAY
Hoàng Nguyên Nhuận xem Bùi Giáng là “Quái tượng thứ nhì” trong một ngày lịch sử của đất nước: “Trong ngày 30.4.1975 ở Sài Gòn, nếu hình ảnh lá cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam phấp phới trên Dinh Độc Lập là hiện tượng lạ thứ nhất thì anh (Bùi Giáng) chính là quái tượng thứ nhì vậy.
"Lạ vì trong ngày đó anh là người duy nhất mặc đồ trận của Quân lực Việt Nam Cọng Hoà với áo quần treillis và nón nhựa, tức lớp trong của nón trận. Anh nhởn nhơ trong nhung phục ấy với một bầy chó năm bảy con cột dính chùm quanh lưng, đi đâu kéo chúng ăng ẳng theo đó, thấy mà phát thương! Đồ trận và nón nhựa anh nhặt ngoài đường, bầy chó anh mua ngoài chợ Hàm Nghi. Trước ngày đổi đời anh nhận được một số tiền nhuận bút. Anh ra phố rủ trẻ đánh giày, đám trẻ cầu bơ cầu bất trôi sông lạc chợ cùng anh ăn nhậu, còn bao nhiêu anh mua chó để … phóng sanh!? Nhưng thay vì thả chúng tự do, anh lại cầm tù chúng theo cách của anh như thế. Mới đầu, bầy chó đông đến mấy chục con nhưng lúc tôi gặp anh trên đường Trương Minh Giảng xế Đại học Vạn Hạnh thì chỉ còn năm bảy con, có lẽ vì một số đã thoát khỏi xiềng xích, hoặc có người lén giải thoát …”
Hoàng Nguyên Nhuận, Công án tử sinh, tr. 97 (Tạp chí HỢP LƯU, Xuân Kỷ Mão 1999)
Bùi Giáng đã có lần kiểm điểm các nhan sắc Việt Nam:
Nam Phương hoàng hậu đẹp một cách thong dong
Kim Cương nương tử đẹp một cách thoải mái
Hà Thanh công chúa đẹp một cách cởi mở
Trí Hải ni cô đẹp một cách không lời
Phùng Khánh tiểu thư đẹp một cách u ẩn
Cô Em Mọi Nhỏ đẹp một cách kim cương
Hà Thanh nữ chúa đẹp một cách bát nhã
Ni cô Khiếm Diện đẹp một cách phiêu bồng
Gái Núi trên rừng đẹp một cách bà la mật
Những hồng nhan tôi không quen biết đẹp một cách chiêm bao
(tập Mùa thu thi ca, Quốc sắc Việt Nam)
Hoàng Nguyên Nhuận xem Bùi Giáng là “Quái tượng thứ nhì” trong một ngày lịch sử của đất nước: “Trong ngày 30.4.1975 ở Sài Gòn, nếu hình ảnh lá cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam phấp phới trên Dinh Độc Lập là hiện tượng lạ thứ nhất thì anh (Bùi Giáng) chính là quái tượng thứ nhì vậy.
"Lạ vì trong ngày đó anh là người duy nhất mặc đồ trận của Quân lực Việt Nam Cọng Hoà với áo quần treillis và nón nhựa, tức lớp trong của nón trận. Anh nhởn nhơ trong nhung phục ấy với một bầy chó năm bảy con cột dính chùm quanh lưng, đi đâu kéo chúng ăng ẳng theo đó, thấy mà phát thương! Đồ trận và nón nhựa anh nhặt ngoài đường, bầy chó anh mua ngoài chợ Hàm Nghi. Trước ngày đổi đời anh nhận được một số tiền nhuận bút. Anh ra phố rủ trẻ đánh giày, đám trẻ cầu bơ cầu bất trôi sông lạc chợ cùng anh ăn nhậu, còn bao nhiêu anh mua chó để … phóng sanh!? Nhưng thay vì thả chúng tự do, anh lại cầm tù chúng theo cách của anh như thế. Mới đầu, bầy chó đông đến mấy chục con nhưng lúc tôi gặp anh trên đường Trương Minh Giảng xế Đại học Vạn Hạnh thì chỉ còn năm bảy con, có lẽ vì một số đã thoát khỏi xiềng xích, hoặc có người lén giải thoát …”
Hoàng Nguyên Nhuận, Công án tử sinh, tr. 97 (Tạp chí HỢP LƯU, Xuân Kỷ Mão 1999)
Bùi Giáng đã có lần kiểm điểm các nhan sắc Việt Nam:
Nam Phương hoàng hậu đẹp một cách thong dong
Kim Cương nương tử đẹp một cách thoải mái
Hà Thanh công chúa đẹp một cách cởi mở
Trí Hải ni cô đẹp một cách không lời
Phùng Khánh tiểu thư đẹp một cách u ẩn
Cô Em Mọi Nhỏ đẹp một cách kim cương
Hà Thanh nữ chúa đẹp một cách bát nhã
Ni cô Khiếm Diện đẹp một cách phiêu bồng
Gái Núi trên rừng đẹp một cách bà la mật
Những hồng nhan tôi không quen biết đẹp một cách chiêm bao
(tập Mùa thu thi ca, Quốc sắc Việt Nam)
Những tên tuổi được nhắc nhở trên đây là những hình bóng đeo đuổi Bùi Giáng suốt đời.