spot_img
spot_img
HomeCảm hứng đọc sáchNhà Văn Stephen King: Từ Tuổi Thơ Bi Kịch Đến Người Gieo...

Nhà Văn Stephen King: Từ Tuổi Thơ Bi Kịch Đến Người Gieo Rắc Nỗi Sợ Cho Thế Giới Qua Trang Sách

Stephen King được biết đến như ông hoàng của những tác phẩm kinh dị với hơn 350 triệu đầu sách được bán ra (2006). Các tác phẩm của King là “kho tàn của những cơn ác mộng”, bởi thông qua ngòi bút của mình, tác giả hiện thực hóa những nỗi ám ảnh mà ta tưởng chừng chỉ được gặp trong mơ! 

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đằng sau những sáng tác gieo rắc sự sợ hãi cho nhân loại lại là những cơn ác mộng thực sự trải dài từ giấc ngủ, đến cuộc sống của chính ông.

1. Giai đoạn khó khăn

Stephen King đã trải qua một tuổi thơ đầy bi kịch. Vào năm 2 tuổi, cha ông bỏ đi và để lại ông cùng người mẹ sùng đạo. Năm lên 4, ông tận mắt chứng kiến tàu hỏa gây tai nạn và đ.â.m qua người bạn của mình. 

Khi lớn lên, chặng đường của Stephen King cũng chẳng mấy suôn sẻ vì đối mặt với cuộc sống mưu sinh. Những mẫu truyện ông viết chỉ được chia 40 USD vào năm 1967 tiền nhuận bút (tương đương 8,1 triệu đồng ở năm 2024). Ông phải làm thêm những công việc như gác cổng, nhân viên trạm xăng, công nhân xưởng giặt,… để trang trải cuộc sống cùng vợ mình.

Phía sau người đàn ông thành công, luôn có bóng dáng của một người phụ nữ – đó chính là Tabitha King. Bà đã vô tình tìm được bản thảo tác phẩm “Carrie” trong thùng rác vì chẳng nhà xuất bản nào tiếp nhận. Nhìn thấy tiềm năng và niềm say mê của chồng mình, bà Tabitha King thuyết phục ông toàn tâm toàn ý hoàn thành bản thảo thay vì đi tìm một công việc với mức lương cao hơn

Sau nhiều nỗ lực, nhà xuất bản Doubleday đã đồng ý hợp tác và cho ra mắt cuốn tiểu thuyết “Carrie” vào năm 1974. Xuất bản này tạo nên cú hit vào thời điểm ấy và mang đến cho Stephen King số tiền nhuận bút đáng mơ ước của nhiều tay viết, lên đến 402.500 USD (xấp xỉ 83 tỷ đồng ở năm 2024).

Tác phẩm “Carrie” đã mang đến thành công đầu tiên cho Stephen King

2. Bi kịch thời kỳ đỉnh cao:

Niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi chưa kịp “say men” chiến thắng thì Stephen King va vào chứng nghiện r.ư.ợ.u và chất k.í.c.h t.h.í.c.h để chống lại cơn ám ảnh và tìm cảm hứng để viết sách. Đỉnh điểm là khi tiểu thuyết “Cujo” ra đời nhưng Stephen King lại không nhớ mình đã viết tác phẩm. Cujo sau đó đem đến cho ông giải thưởng “Văn học Kỳ ảo Anh Quốc” 1982 và được chuyển thể thành phim vào năm 1983.

Vào năm 1999, Stephen King trải qua giai đoạn khó khăn khi bị t.a.i n.ạ.n, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng ở bên phải cơ thể. Các bác sĩ cho rằng ông có thể không bao giờ đi lại bình thường được, điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và quá trình sáng tác của ông.

Dù phải đối mặt với những cơn đau mãn tính, King vẫn kiên trì theo đuổi nghề viết. Tác phẩm đầu tiên ông cho ra mắt sau t.a.i n.ạ.n là On Writing: A Memoir of the Craft, xuất bản năm 2000, trong đó ông chia sẻ nhiều ký ức và trải nghiệm cá nhân về nghề viết, phản ánh những khó khăn mà ông đã trải qua. 

Hình ảnh Stephen King trong giai đoạn hồi phục sau t.a.i n.ạ.n

3. Thành công trên tấn bi kịch:

Cuộc đời của Stephen King là một cơn á.c m.ộ n.g thật sự khi liên tiếp là những t.a.i n.ạ.n và bi kịch. Ông đã mượn những trải nghiệm quá khứ, kết hợp với sự kỷ luật để rèn giũa khả năng viết lách của mình. Stephen King có thói quen dành ra 4-6 tiếng mỗi ngày để đọc và viết 2.000 từ không ngừng cho đến khi hoàn thành. 

Ông sử dụng chính những trải nghiệm “tột cùng” của mình để lột tả rõ nét các chi tiết kinh hoàng trong các tác phẩm như:

  • Carrie, lấy cảm hứng từ thời gian làm việc ở trường trung học, King khám phá những rắc rối trong cuộc sống của các cô gái tuổi teen để viết nên tác phẩm đồng thời bày tỏ sự đồng cảm.
Stephen King talks about his new book, 'Later'
Tác phẩm Carrie lấy cảm hứng từ trải nghiệm thời niên thiếu của Stephen King
  • Misery: Nhân vật Annie Wilkes là biểu tượng cho cuộc chiến của King với n.g.h.i.ệ.n n.g.ậ.p, thể hiện sự tàn phá mà nó gây ra.
Misery của Stephen King - Sách nói trên Google Play
Tác phẩm Misery mô tả chân thật trải nghiệm trong giai đoạn n.g.h.i.ệ.n n.g.ậ.p của ông
  • Horror Stories: Các câu chuyện kinh dị của King thường phản ánh nỗi sợ hãi và lo âu từ chính cuộc sống của ông, điều này giúp tác phẩm tạo ra sự kết nối sâu sắc với độc giả.
Tuyển tập những câu chuyện kinh dị
Stephen King đem những cơn ác mộng để xây dựng nên những câu chuyện kinh di

4. Từ bi kịch thành niềm cảm hứng bất tận:

Stephen King là biểu tượng của sự kiên trì và sức mạnh sáng tạo, biến bi kịch cá nhân thành nguồn cảm hứng cho những tác phẩm kinh điển. Dù phải đối mặt với nghiện ngập và chấn thương, ông không từ bỏ đam mê viết lách.

Những nỗi ám ảnh từ quá khứ giúp King tạo ra những câu chuyện sâu sắc, chạm đến nỗi sợ hãi trong mỗi con người. Qua từng trang viết, ông truyền tải thông điệp về sức mạnh của nghệ thuật trong việc vượt qua nghịch cảnh, minh chứng cho khả năng chữa lành của sáng tạo.

Cùng với trải nghiệm và tính kỉ luật là yếu tố đã tạo nên thành công của Stephen King

#Fahasa #StephenKing

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
spot_img

XEM NHIỀU

spot_img