spot_img
spot_img
HomeHướng Dẫn20 ý tưởng Quà tặng Handmade dễ làm tại nhà

20 ý tưởng Quà tặng Handmade dễ làm tại nhà

Làm đồ handmade không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang dấu ấn cá nhân. Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo, dễ thực hiện, hãy tham khảo 20 ý tưởng handmade dưới đây từ Fahasa!

Đồ handmade là gì?

Đồ handmade là những sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn hoặc phần lớn bằng tay, thay vì sản xuất hàng loạt bằng máy móc. Những món đồ này thường mang phong cách riêng biệt, độc đáo và thể hiện sự sáng tạo của người làm.

Đặc điểm của đồ handmade

  • Tính độc đáo – Không có món nào hoàn toàn giống nhau do được làm thủ công.
  • Mang dấu ấn cá nhân – Thể hiện sự sáng tạo và gu thẩm mỹ riêng.
  • Giá trị tinh thần cao – Làm quà tặng ý nghĩa vì chứa đựng tâm huyết của người làm.
  • Thân thiện với môi trường – Nhiều sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế, tự nhiên.
  • Không bị giới hạn về mẫu mã – Có thể tùy chỉnh theo sở thích cá nhân.

Những lợi ích của việc làm đồ handmade

  • Tiết kiệm chi phí: Bạn có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có để tạo ra những món đồ hữu ích.
  • Thể hiện sự sáng tạo: Làm đồ handmade giúp bạn phát huy trí tưởng tượng và tạo ra những sản phẩm độc đáo.
  • Giảm căng thẳng: Quá trình sáng tạo có thể giúp bạn thư giãn, giảm stress hiệu quả.
  • Ý nghĩa khi tặng quà: Những món quà handmade thường mang giá trị tinh thần lớn vì được làm bằng tình cảm và sự tâm huyết.
  • Có thể trở thành một nguồn thu nhập: Nếu bạn có kỹ năng tốt, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh đồ handmade.

20 ý tưởng làm đồ handmade cực dễ tại nhà

1. Thiệp 

Thiệp handmade là những tấm thiệp được làm thủ công bằng tay, không sử dụng máy móc công nghiệp. Việc tạo ra thiệp handmade đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo từ người làm ở từng công đoạn thiết kế, in ấn, đổ màu, cắt ghép.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tấm carton tái chế hoặc giấy cứng làm phôi thiệp (khoảng 30x40cm).
  • Hoa, lá, cỏ khô tự nhiên.
  • Giấy báo cũ (tái chế).
  • Keo sữa hoặc hồ dán.
  • Dao, kéo, thước.
  • Giấy mỹ thuật làm nền thiệp với hoa văn, màu sắc vintage.
  • Punch hình trái tim dập diecut, vật liệu giấy cac-tông, giấy báo.
  • Giấy bìa, giấy in chữ.
  • Hoa hồng giấy.
  • Hạt cườm.
  • Cúc áo.

Cách làm:

  • Cắt bìa cứng với kích thước mong muốn, ví dụ 22x28cm (cỡ trung) hoặc 28x36cm (cỡ lớn).
  • Gấp đôi tấm bìa để tạo thành phôi thiệp. Sử dụng thước để kẻ và ấn một đường giữa thiệp, sau đó gấp đôi để nếp gấp được thẳng và đẹp.
  • Dán giấy nền lên phôi thiệp.
  • Sắp xếp các phụ kiện trang trí theo sở thích và gu thẩm mỹ lên thiệp sao cho vừa mắt và hài hòa.
  • Sau khi sắp xếp xong các phụ kiện và cảm thấy vừa ý, bạn nên chụp ảnh lại bản thiết kế “thô” để không quên ý tưởng thiệp đã chốt và sau đó cố định các chi tiết bằng keo để hoàn thành tấm thiệp. 

2. Móc khóa len

Móc khóa len handmade là một món đồ trang trí nhỏ xinh và đáng yêu, được làm thủ công từ sợi len và kim móc. Mỗi chiếc móc khóa len handmade mang một dấu ấn riêng, phản ánh phong cách và cá tính của người tạo ra nó. Sự khéo léo và tinh tế của người nghệ nhân thể hiện qua từng mũi kim, từng nút thắt, tạo nên sức hấp dẫn lớn cho sản phẩm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Len nhiều màu
  • Kéo
  • Nĩa
  • Bìa cứng chữ nhật
  • Khoen móc khóa 

Cách làm:

  • Quấn len quanh nĩa (ít nhất 50 vòng).
  • Luồn sợi len ngang qua, buộc chặt.
  • Tháo nĩa cẩn thận.
  • Cắt các vòng len xung quanh.
  • Cắt tỉa để tạo hình tròn đều.
  • Cắt dải len dài, buộc các quả pom pom lên dải.
  • Làm tua len bằng cách quấn len vào bìa cứng (50 vòng), xỏ và buộc dải len trên cùng.
  • Cách đỉnh tua len khoảng 2cm, buộc thêm dải len.
  • Buộc tua len bên cạnh quả pom pom và gắn khoen móc khóa.

3. Sổ tay

Sổ tay handmade là loại sổ được làm thủ công bằng tay, từ việc tạo ra từng chi tiết đến lắp ráp chúng, khác biệt so với sổ sản xuất hàng loạt bằng máy móc công nghiệp. Sổ tay handmade mang tính cá nhân hóa cao, chú trọng vào sự độc đáo và sáng tạo để tạo nên nét riêng cho mỗi sản phẩm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy A4 (khoảng 10 tờ). Bạn có thể dùng giấy trơn, giấy kẻ ngang hoặc giấy ô li tùy thích.
  • Bìa cứng (có thể dùng bìa carton hoặc bìa mua ở hiệu sách).
  • Vải thô, vải jeans hoặc canvas để bọc bìa (tùy chọn).
  • Kim, chỉ.
  • Keo sữa hoặc keo nến.
  • Băng dính hai mặt.
  • Kéo, dao rọc giấy.
  • Thước kẻ, bút chì, tẩy.
  • Dụng cụ trang trí: bút màu, sticker, washi tape, ruy băng (tùy chọn).
  • Kẹp giấy.
  • Kim bản lớn 

Cách làm:

  • Gấp đôi từng tờ giấy A4. Không nên gấp tất cả cùng một lúc để tránh bị lệch.
  • Xếp chồng các tờ giấy đã gấp ngay ngắn.
  • Dùng thước đo khoảng 4cm từ mép giấy vào, đánh dấu để tạo lỗ. Dùng kim bản lớn đục lỗ theo các điểm đã đánh dấu.
  • Xâu kim chỉ qua các lỗ đã đục để cố định giấy, thắt nút chặt.
  • Quét keo lên gáy của tập giấy để tăng độ kết dính, dùng kẹp giấy cố định hai đầu đến khi keo khô.
  • Cắt bìa cứng thành hai miếng bằng nhau, kích thước lớn hơn tập giấy khoảng 0.5cm. Cắt thêm một miếng bìa nhỏ rộng khoảng 1.5cm để làm gáy (nếu cần).
  • Quét keo lên hai mặt bìa, dán lên vải và vuốt mạnh cho dính. Cắt bỏ phần vải thừa.
  • Chắp hai miếng bìa lại với nhau rồi dán vào tập giấy.
  • Dùng bút màu, sticker, washi tape, ruy băng để trang trí bìa sổ theo sở thích.

4. Vòng Dreamcatcher

Vòng dreamcatcher, còn được gọi là lưới bắt giữ giấc mơ, là một vật dụng thủ công có nguồn gốc từ văn hóa bản địa châu Mỹ. Dreamcatcher thường được làm từ nhánh cây liễu uốn thành vòng tròn, bên trong vòng là mạng lưới các sợi dây đan lỏng và thắt chặt dần về phía trung tâm. Vòng dreamcatcher có thể được trang trí thêm bằng lông vũ và hạt cườm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Vòng kẽm hoặc vòng bằng gỗ mây.
  • Dây cói hoặc dây da lộn để quấn vòng ngoài.
  • Kéo, keo dính.
  • Lông vũ các màu.
  • Các loại hạt trang trí như hạt cườm, hạt gỗ,… 

Cách làm:

  • Cố định sợi dây vào chiếc vòng bằng một nút thắt, sau đó bắt đầu quấn dây quanh chiếc vòng, lưu ý quấn các vòng dây đều nhau và đủ chặt chẽ.
  • Khi quấn tới nút mối ban đầu thì dừng lại, để lại sợi dây thừng khoảng 2cm ở các cuộn dây, bạn tạo ra một cái móc trên dreamcatcher chính từ đoạn dây thừa này.
  • Tiến hành đan lưới xung quanh vòng tròn của Dreamcatcher, đây chính là phần quan trọng nhất. Trong quá trình đan lưới, bạn có thể cho thêm một số loại hạt trang trí vào đó, nhưng không nên nhiều quá để tránh gây rối mắt, chỉ nên cho 2 đến 3 hạt để tạo điểm nhấn.
  • Từ sợi dây đan lưới còn dư, cắt thành 3 đoạn bằng nhau đem luồn hạt cườm vào đó, rồi dán hoặc buộc thêm lông ở phần đuôi, cột lần lượt 3 sợi dây này ở chính giữa và hai bên.

5. Đèn lồng 

Đèn lồng handmade là những mẫu đèn được làm thủ công, gia công theo yêu cầu riêng, đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, mỹ thuật và chi phí hợp lý. Đèn handmade không chỉ là một vật dụng chiếu sáng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. Với sự đa dạng về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc, đèn handmade đã trở thành một xu hướng trang trí nội thất được nhiều người yêu thích. Chúng có thể được tạo từ giấy hoặc vải nhiều màu. Các Gen Z còn tái sử dụng lại vỏ bưởi để làm nên những chiếc lồng đèn độc đáo.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy A4 (nhiều màu, loại dày vừa)
  • Kéo, thước, bút
  • Dây thừng gói quà
  • Keo dán 

Cách làm:

  • Gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc và ngang để lấy trung điểm.
  • Nối các đỉnh để tạo hình kim cương.
  • Đo và kẻ các đoạn thẳng, cắt hình kim cương và các đoạn nhỏ.
  • Gấp đôi hình và nối chúng bằng phần đầu của các đường kẻ đã cắt.
  • Cố định dáng lồng đèn bằng ống tròn cắt từ giấy cứng

6. Khung ảnh

Khung ảnh handmade là khung ảnh được làm thủ công, vận dụng sự sáng tạo và khéo léo để tạo ra những sản phẩm độc đáo, lưu giữ hình ảnh và kỷ niệm đẹp. Bạn có thể làm khung ảnh handmade từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, bìa carton, ống hút, tăm tre, que kem, vải dạ, cúc áo, giấy báo, tạp chí.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Que kem 
  • Keo dán
  • Bút màu hoặc màu nước
  • Đồ trang trí (nhũ, đá quý)
  • Ảnh, 
  • Dải ruy băng
  • Kéo, thước, bút

Cách làm:

  • Lót giấy báo để tránh làm bẩn bàn.
  • Tô màu que kem (tùy chọn).
  • Đặt 11-12 que kem sát nhau theo chiều ngang trên mặt phẳng và bôi keo lên các cạnh để gắn chúng lại thành một khung hình vuông.
  • Gắn 2 que kem khác vào 2 đầu phía trên của khung tranh vừa làm để giữ khung cố định.
  • Đợi keo khô, đặt ảnh vào giữa khung.
  • Đặt 2 que kem lên trên bức ảnh vuông góc với 2 que kem đã đặt trước đó và cố định bằng keo.
  • Trang trí khung ảnh bằng nhũ, đá quý (tùy chọn).
  • Gắn một dải ruy băng vào mặt sau của khung để treo lên.
  • Để làm khung để bàn, gắn thêm một que kem phía sau để làm trụ đỡ.

7. Chậu cây mini

Chậu cây mini handmade là chậu cây nhỏ được làm thủ công, thể hiện phong cách và cá tính của người làm. Chúng không chỉ là món đồ trang trí đơn thuần mà còn mang đến giá trị tinh thần, giúp giảm căng thẳng và tăng sự thoải mái. Hầu hết chậu cây mini handmade được làm từ vật liệu tái chế như lon thiếc, chai nhựa, hoặc mảnh gỗ vụn, giúp giảm thiểu rác thải. Bạn có thể làm chậu cây mini handmade từ đất sét tự khô, nặn thành hình và sơn màu theo sở thích.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đất sét Nhật
  • Màu acrylic
  • Dây da hoặc sợi len màu
  • Cây trồng: sen đá, xương rồng…
  • Dụng cụ: dao, nắp chai, keo dán, que tăm, cọ

Cách làm:

  • Cán đất sét ra thành miếng dày 0,4 – 0,6cm. Cắt đất sét thành 1 tấm hình tròn và 1 tấm hình chữ nhật.
  • Cuộn tấm hình chữ nhật thành ống tròn có đường kính bằng với đường kính tấm hình tròn.
  • Dán tấm hình tròn vào một đầu ống tròn làm đáy chậu.
  • Dùng que dùi 2 lỗ tròn nhỏ đối diện nhau trên miệng chậu làm lỗ treo chậu hoa, sau đó để khô. Lặp lại các bước tương tự như trên để làm thêm vài chậu cây mini theo hình dáng bạn thích thành 1 bộ sưu tập.
  • Dùng cọ tô màu lên trên mặt ngoài thành chậu, tô màu nhạt dần từ đáy lên miệng chậu để tạo hiệu ứng màu ombre cho đẹp mắt.
  • Cắt sợi dây cùng màu với chậu, luồn 2 đầu dây vào trong 2 lỗ tròn nhỏ rồi thắt nút cố định lại là xong.

8. Nến thơm 

Nến thơm handmade là nến được làm thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên như sáp đậu nành, sáp ong, hoặc sáp cọ, kết hợp với tinh dầu thơm và đôi khi có thêm hoa khô để trang trí. Những loại nến này được làm thủ công, mang phong cách, màu sắc và mùi hương riêng, thể hiện sự sáng tạo và khéo léo của người làm. 

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sáp ong, sáp cọ, hoặc sáp đậu nành. Sáp ong và sáp đậu nành có nguồn gốc tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Sáp cọ là nguyên liệu thay thế parafin thân thiện với môi trường.
  • Mùi hương yêu thích.
  • Bấc nến (gỗ hoặc cotton)
  • Màu thực phẩm (tùy chọn)
  • Cốc thủy tinh
  • Cân trọng lượng
  • Nhiệt kế đo chất lỏng
  • Thìa silicon hoặc đũa thủy tinh
  • Bếp nhiệt
  • Keo dán bấc nến
  • Giá đỡ bấc nến
  • Máy khò nhiệt cầm tay (nếu có)

Cách làm:

  • Đun nóng sáp (sáp ong hoặc sáp cọ) bằng bếp nhiệt, lưu ý không để nước bắn vào sáp. Nếu dùng lò vi sóng, thỉnh thoảng khuấy đều cho sáp tan chảy hoàn toàn.
  • Cố định bấc nến vào đáy cốc bằng một ít sáp đã đun chảy hoặc keo dán bấc nến. Dùng giá đỡ bấc nến để cố định bấc thẳng đứng.
  • Nếu muốn tạo màu, thêm màu thực phẩm vào sáp đã đun chảy và khuấy đều cho đến khi tan hết.
  • Chờ sáp nguội đến khoảng 70 độ C, trộn tinh dầu vào sáp với tỉ lệ 7ml – 10ml tinh dầu cho 100g sáp. Khuấy đều nhẹ nhàng, tránh tạo bọt khí.
  • Đổ hỗn hợp sáp và tinh dầu vào cốc nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh văng sáp lên thành ly.
  • Chờ từ 1-3 giờ để nến khô hoàn toàn, sau đó trang trí cốc nến theo sở thích.
  • Cắt bấc nến cách bề mặt sáp từ 1-2cm

9. Xà phòng 

Xà phòng handmade, còn gọi là xà phòng thủ công, là loại xà phòng được sản xuất thủ công theo quy mô nhỏ bằng các phương pháp truyền thống như phương pháp nóng (hot process) hoặc phương pháp nguội (cold process).

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Phôi xà phòng glycerin (trắng hoặc trong), phôi từ sữa dê, dầu ô liu hoặc bơ hạt mỡ
  • Dầu dừa, dầu ô liu (4-8 muỗng cà phê)
  • Natri hydroxit (NaOH)
  • Nước cất
  • Tinh dầu thơm tự nhiên (2 muỗng cà phê) 
  • Thảo mộc hoặc vỏ quả tươi băm nhỏ (4 muỗng cà phê)
  • Màu thực phẩm từ thảo mộc hoặc hoa (Tùy chọn)
  • Các thành phần khác (tùy chọn):
    • Mật ong
    • Quả óc chó nghiền nhỏ
    • Xơ mướp cắt miếng dày 2cm
    • Lá thảo mộc tươi
    • Vitamin E
    • Bơ hạt mỡ
    • Hạt cà phê, vỏ cam khô, vỏ chanh
    • Sáp bọt dừa
    • Dầu dưỡng da
    • Bột nghệ tươi

Cách làm:

  • Cắt nhỏ phôi xà phòng và đun cách thủy đến khi tan chảy hoàn toàn.
  • Pha trộn nguyên liệu:
    • Xà phòng từ mật ong và quả óc chó: Trộn đều phôi xà phòng đã nấu chảy với mật ong và quả óc chó nghiền nhỏ, sau đó đổ vào khuôn.
    • Xà phòng từ xơ mướp: Băm nhỏ thanh xà phòng, sau đó cho các nguyên liệu (xà phòng băm nhỏ, xà phòng lỏng, thảo dược, vitamin E) vào tô và đun cách thủy đến khi chảy hết, khuấy đều rồi đổ hỗn hợp vào khuôn đã đặt xơ mướp, đợi nguội.
  • Đổ hỗn hợp vào khuôn đã chuẩn bị và đợi nguội ở nhiệt độ phòng cho đến khi đông cứng hoàn toàn.
  • Tạo xà phòng từ dầu dừa và dầu ô liu (phương pháp dùng NaOH):
    • Hòa tan xút NaOH với nước cất rồi đun nóng.
    • Trộn dầu dừa, dầu ô liu, dầu cọ thành hỗn hợp đồng nhất.
    • Để nguội dung dịch NaOH còn khoảng 35-40 độ C rồi trộn đều với hỗn hợp dầu.
    • Dùng máy khuấy chuyên dụng trộn đến khi hỗn hợp keo lại.
    • Đổ xà phòng vào khuôn và chờ cho đến khi đông cứng hoàn toàn.

10. Túi vải

Túi vải handmade là túi được làm thủ công từ các loại vải khác nhau, mang tính độc đáo và cá tính riêng. Chúng không tuân theo bất kỳ quy tắc nào và thể hiện phong cách riêng của người may. Túi vải handmade được giới trẻ ưa chuộng, có thể sử dụng để đi học, đi làm, đi chơi, dễ dàng kết hợp với nhiều loại trang phục.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chọn vải bố, vải canvas, vải cotton hoặc vải denim. Vải cotton với hoa văn màu sắc tao nhã cũng là một lựa chọn tốt. Nên chọn vải có độ dày vừa phải, thông thoáng và thấm hút tốt. Ngoài ra, cần chuẩn bị một tấm vải lót túi, có thể chọn vải trơn không cần hoa văn
  • Kéo, kim khâu, chỉ, máy may (nếu có), thước dây, ghim, phấn vẽ hoặc bút vẽ trên vải
  • Dây dù, dây cotton hoặc tự làm từ vải cùng loại
  • Dây đăng-ten dài 16cm (tùy chọn)
  • 2 hạt nút gỗ tròn (tùy chọn)
  • Khóa kéo, cúc bấm (tùy chọn)
  • Nguyên liệu trang trí khác (tùy chọn)

Cách làm:

  • Thiết kế và đo kích thước:
    • Quyết định kiểu túi bạn muốn làm (túi tote, túi dây rút hoặc túi đựng bình nước).
    • Xác định kích thước. Ví dụ, túi tote cơ bản có kích thước thân khoảng 35cm x 40cm, quai túi dài 50cm.
    • Dùng phấn hoặc bút vẽ lên vải, đánh dấu các đường cắt và đường may.
  • Cắt vải:
    • Cắt 2 miếng vải theo kích thước đã vẽ (phần thân túi). Kích thước gợi ý là 28cm x 23cm.
    • Nếu cần lót túi, cắt thêm 2 miếng vải lót với kích thước tương tự.
    • Cắt thêm 2 dải vải hoặc chuẩn bị dây làm quai (dài 50cm, rộng 6cm nếu tự làm quai vải). Cắt dây đăng ten thành 2 đoạn dài 16cm (nếu dùng).
  • Ráp và may thân túi:
    • Ghim hai miếng vải thân túi lại với nhau, mặt phải úp vào trong.
    • May đường viền ba cạnh (hai bên và đáy túi), cách mép khoảng 1cm. Để lại phần trên mở.
    • Lộn mặt phải ra ngoài và ủi phẳng các đường may để túi lên form đẹp hơn.
  • Làm và gắn quai túi:
    • Nếu tự làm quai vải: Gấp dọc miếng vải quai thành 3 lớp, ủi cố định rồi may dọc hai mép.
    • Gắn quai vào túi: Đặt quai vào vị trí cách mép túi khoảng 7-10cm ở hai bên. Ghim cố định và may chắc chắn bằng đường may hình vuông hoặc chữ X.
  • Hoàn thiện các bước may:
    • Gấp mép vải ở miệng túi khoảng 1-2cm, ủi phẳng, sau đó may một đường viền cố định để miệng túi gọn gàng.
    • Nếu cần trang trí, thêm họa tiết bằng cách thêu, in hoặc đính phụ kiện (nút, hoa vải).
    • Nếu làm túi rút, xếp hai đoạn dây đăng ten lên dọc theo chiều rộng của mảnh vải ngoài và cách mép 4cm. Khâu chỉ chạy song song hai viền ren của dây đăng ten và chừa khoảng trống ở giữa để luồn dây.
    • Khâu vải lót túi với các thao tác như khi may vải ngoài. Lồng phần vải lót vào lớp vải ngoài với 2 mặt phải của 2 lớp vải úp vào nhau. Kéo thẳng hai mép vải miệng túi của tấm vải ngoài và vải lót khớp nhau, dùng ghim cố định chắc chắn. Sau đó, tiến hành khâu chỉ dọc theo viền miệng túi, bạn lưu ý chừa trống 5cm để lộn mặt phải túi ra ngoài. Sau khi may xong, bạn luồn tay vào chỗ hở để lộn túi ra và dùng chỉ khâu kín đoạn hở đó lại.
    • Sử dụng chỉ nổi để chần trên miệng túi, đường chỉ cách mép vải 0,5cm. Cắt sợi dây dù làm hai đoạn bằng nhau với kích thước lớn hơn miệng túi để làm dây rút. Luồn sợi thứ nhất xuyên từ phải sang trái trong khoảng giữa dây đăng ten và xuyên tiếp qua bên trong dây đăng ten thứ 2 ra phải. Tiếp đó bạn luồn dây dù còn lại theo chiều ngược lại sao cho hai đầu dây ngược nhau. Cuối cùng, bạn luồn 2 đầu dây dù vào 2 hạt nút gỗ và thắt gút cố định lại

11. Dép len 

Dép len handmade là dép được làm thủ công từ len. Các sản phẩm len handmade chứa đựng tình cảm và cảm xúc của người làm ra nó. Đế dép có thể dùng cho mùa hè hoặc mùa đông. Sản phẩm đan len handmade mang tính cá nhân cao và phù hợp với mọi lứa tuổi.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Len sợi
  • Đế dép chống trơn
  • Kim móc
  • Kim đan
  • Dụng cụ hỗ trợ đan móc
  • Keo dán
  • Các phụ liệu trang trí khác như cúc áo, hạt cườm,… (tùy chọn)

Cách làm:

Vì đây là sản phẩm thủ công nên sẽ không có một công thức chung nào cả, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên mạng hoặc tự sáng tạo theo ý thích của mình. Dưới đây là một số bước cơ bản:

  • Chọn kiểu dáng dép len bạn muốn làm (ví dụ: dép bít mũi, dép hở mũi, dép có quai,…) và đo kích thước bàn chân để làm đế dép và thân dép cho vừa vặn.
  • Sử dụng kim móc hoặc kim đan để tạo phần đế dép bằng len. Bạn có thể móc/đan theo hình bàn chân hoặc hình vuông, hình chữ nhật rồi khâu lại.
  • Móc/đan phần thân dép theo kiểu dáng đã chọn. Có thể móc/đan liền khối với đế dép hoặc móc/đan riêng rồi khâu lại.
  • Khâu phần thân dép và đế dép lại với nhau một cách chắc chắn.
  • Thêm các chi tiết trang trí như hoa len, hình thú, cúc áo, hạt cườm,… để tăng thêm tính thẩm mỹ cho đôi dép (tùy chọn)

12. Túi thơm 

Túi thơm handmade là một loại túi nhỏ làm từ vải, lưới, giấy hoặc cotton, chứa bên trong các nguyên liệu tự nhiên như hoa khô, thảo mộc khô, hạt khoáng và tinh dầu, tạo hương thơm dễ chịu và có thể dùng để khử mùi ẩm mốc. Túi thơm handmade được ưa chuộng vì thành phần tự nhiên và có thể tự sáng tạo mùi hương yêu thích. Bạn có thể dùng túi thơm để treo trong xe hơi, tủ quần áo, góc phòng, balo, túi xách hoặc mang theo bên người.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Túi vải nhỏ hoặc tấm vải mỏng (vải cotton, linen, canvas, vải không dệt, vải đũi)
  • Lưới thô hoặc lưới voan
  • Túi vải organza
  • Hoa khô (hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài, hoa oải hương, hoa ngọc lan…).
  • Thảo mộc khô (sả, bạc hà, hương thảo, cỏ roi ngựa, quế, hồi, cỏ thơ, thông, hạt bưởi, trầm, lá thông, bạch đàn…).
  • Tinh dầu thơm (hương bưởi, lavender, hương hoa nhài, cam, bưởi, bạc hà, quýt, ngọc am, mùi già…). Nên chọn tinh dầu nguyên chất
  • Vỏ trái cây khô (vỏ cam, quýt, bưởi…)
  • Gỗ thơm (gỗ ngọc am, gỗ thông, gỗ hoàng đàn, gỗ bách xanh…)
  • Gạo
  • Bông gòn
  • Dây thừng hoặc ruy băng để buộc miệng túi hoặc treo túi thơm
  • Nút để cố định miệng túi hoặc trang trí túi thơm

Cách làm:

Vì đây là sản phẩm thủ công nên sẽ không có một công thức chung nào cả, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên mạng hoặc tự sáng tạo theo ý thích của mình. Dưới đây là một số bước cơ bản:

  • Chọn kiểu dáng dép len bạn muốn làm (ví dụ: dép bít mũi, dép hở mũi, dép có quai,…) và đo kích thước bàn chân để làm đế dép và thân dép cho vừa vặn.
  • Sử dụng kim móc hoặc kim đan để tạo phần đế dép bằng len. Bạn có thể móc/đan theo hình bàn chân hoặc hình vuông, hình chữ nhật rồi khâu lại.
  • Móc/đan phần thân dép theo kiểu dáng đã chọn. Có thể móc/đan liền khối với đế dép hoặc móc/đan riêng rồi khâu lại.
  • Khâu phần thân dép và đế dép lại với nhau một cách chắc chắn.
  • Thêm các chi tiết trang trí như hoa len, hình thú, cúc áo, hạt cườm,… để tăng thêm tính thẩm mỹ cho đôi dép (tùy chọn)

13. Gối 

Gối handmade là gối được làm thủ công, không qua dây chuyền sản xuất công nghiệp. Những chiếc gối này được làm tỉ mỉ bằng tay, thể hiện sự sáng tạo và mang đậm dấu ấn cá nhân của người làm.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Vải cotton, tencel, satin
  • Vải nỉ Hàn Quốc (trắng, hồng, đen)
  • Vải dạ (đỏ, xanh lá cây, trắng)
  • Vải lông nhung siêu mềm mịn
  • Vải cotton (đỏ chấm bi trắng, nâu)
  • Bông nhồi gối 
  • Kim chỉ
  • Kéo
  • Thước
  • Máy khâu (tùy chọn)
  • Ghim cài
  • Hồ dán

Cách làm:

  • Chọn vải và cắt theo kích thước mong muốn.
  • May theo hướng dẫn trên mạng hoặc tự sáng tạo theo ý thích của mình.
  • Tiến hành vắt sổ để tránh vải bị bung.
  • Nhồi bông gòn hoặc bông hơi vào ruột gối.
  • Khâu kín các đường hở.

14. Hộp quà

Hộp quà handmade là một loại hộp được làm thủ công bằng tay, thường dùng để đựng và trình bày quà tặng. Những hộp quà này thường được thiết kế độc đáo và cá nhân hóa, mang đến cảm giác đặc biệt và tự nhiên cho người nhận. Hộp quà handmade có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như giấy, vải, gỗ, hoặc các vật liệu tái chế.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy bìa cứng
  • Giấy màu có hoa văn hoặc giấy trang trí quà
  • Ruy băng trang trí
  • Kéo
  • Keo dán, keo sữa hoặc keo nến
  • Bút chì
  • Thước kẻ
  • Băng dính
  • Compa (nếu làm hộp tròn)

Cách làm:

  • Cắt giấy bìa cứng thành các tấm để làm nắp và thân hộp. Ví dụ, 2 tấm hình vuông cạnh 8cm và 1 tấm 3,8cm x 8cm để làm nắp hộp, và 1 tấm hình vuông cạnh 7,5cm, 4 tấm 3,5cm x 7,5cm để làm thân hộp.
  • Hoặc, cắt một mảnh bìa hình vuông có chiều dài 15cm để làm thân hộp và một mảnh bìa hình vuông khác có chiều dài 10cm để làm nắp hộp.
  • Dùng băng dính dán nối các tấm giấy nắp hộp và thân hộp với nhau, giữ khoảng cách giữa hai tấm giấy là 0,2cm để dễ dàng gấp dán.
  • Hoặc, kẻ 4 đường cách 4 cạnh 5,1cm trên mảnh bìa 15cm (thân hộp) và 4 đường cách 4 cạnh khoảng 2,54cm trên mảnh bìa 10cm (nắp hộp). Cắt một cạnh gấp nếp ở góc và hơi sâu vào trong mỗi mảnh dán.
  • Cắt giấy màu hình chữ nhật để dán lên tấm nắp hộp bìa cứng, cách mép giấy 1cm. Cắt chéo ở 4 góc nhọn của tấm giấy màu rồi gập dán các mép giấy vào trong.
  • Cắt giấy màu thành 1 tấm hình vuông cạnh 8cm dán vào mặt trong đáy thân hộp.
  • Dùng ruy băng, hoa giấy, hoa khô để trang trí hộp quà thêm sinh động.

15. Băng đô 

Băng đô handmade là những chiếc băng đô được làm thủ công, tỉ mỉ bằng tay, mang tính độc đáo và khả năng sáng tạo vô tận. Chúng có nhiều màu sắc, kiểu dáng và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, giúp người dùng trở nên điệu đà và xinh xắn.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Băng đô trơn
  • Vải: Vải họa tiết, vải nỉ, vải nhung, vải bố
  • Len sợi, chỉ màu
  • Ruy băng
  • Hạt cườm, hạt trân châu
  • Keo dán, keo nến
  • Dây kéo
  • Kéo
  • Súng bắn keo

Cách làm:

  • Cắt vải thành hình nơ.
  • Dùng súng bắn keo và keo nến để gắn nơ lên băng đô trơn. Trang trí thêm các phụ kiện khác tùy thích.

16. Dây chuyền 

Dây chuyền handmade là loại trang sức được làm hoàn toàn thủ công, không qua dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các nghệ nhân sẽ tự tay thực hiện các công đoạn, tỉ mỉ và khéo léo kết hợp nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân. Vì được làm thủ công nên mỗi chiếc dây chuyền có vẻ đẹp riêng và là phiên bản độc nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Dây thép nhỏ (loại dễ uốn).
  • Hạt vòng, hạt đá.
  • Kéo, kìm nhỏ.

Cách làm:

  • Cắt một đoạn dây thép dài khoảng 70cm, tạo hình chữ U ở giữa và lồng 3 hạt vòng/hạt đá. Quấn dây thép lại, xoắn vài vòng và gập phần dây còn lại ra sau.
  • Giữ 2 phần dây thép còn lại với nhau, quấn dây thép xung quanh 3 hạt vòng nhiều lần để tạo hình tổ chim vững chắc.
  • Luồn một đoạn dây thép qua các hạt vòng ở giữa tạo đế cho tổ chim, quấn thêm một số vòng tròn để bện chặt những vòng dây thép xung quanh. Để lại một đoạn dây thép để làm móc nhỏ xâu mặt dây chuyền.
  • Dùng kìm nhỏ uốn dây thép để tạo móc nhỏ cho mặt dây chuyền.
  • Lồng mặt dây chuyền handmade hình tổ chim vào dây chuyền.

17. Hộp đựng trang sức, kẹp tóc 

Có thể tận dụng những hộp bìa carton cũ làm khay đựng đồ trang sức, trang trí bằng những màu sắc rực rỡ hoặc giấy màu, sử dụng keo hoặc băng dính để kết nối các hộp với nhau tạo nên sự chắc chắn. Hoặc có thể làm từ hộp gỗ. Ngoài ra, có các loại hộp đựng phụ kiện trang sức DIY handmade nhiều ngăn bằng nhựa trong suốt tiện lợi.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hộp nhựa (mẫu tùy chọn)
  • Màu tô
  • Phụ kiện trang trí (nơ, ruy băng,…)

Cách làm:

  • Bạn có thể sử dụng các loại hộp nhựa có sẵn, chẳng hạn như hộp đựng mỹ phẩm, để đựng trang sức. Để tăng tính thẩm mỹ, bạn có thể trang trí thêm cho hộp bằng giấy màu hoặc các phụ kiện khác.
  • Bạn cũng có thể mua các loại hộp nhựa trong suốt có nhiều ngăn và vách ngăn để đựng trang sức. Các vách ngăn có thể điều chỉnh hoặc tách rời, giúp bạn dễ dàng sắp xếp trang sức theo ý muốn.
  • Tái chế hộp nhựa thành giỏ đựng đồ trang sức, sử dụng các nguyên liệu như dây thừng handmade và vải voan để trang trí.
  • Bạn có thể sử dụng bộ KIT nhựa co nhiệt để tạo ra các chi tiết trang trí hoặc các ngăn nhỏ đựng trang sức. KIT này thường đi kèm với sách hướng dẫn và các mẫu in sẵn, giúp bạn dễ dàng thực hiện theo.

18. Hộp đựng bút 

Hộp đựng bút handmade là một loại hộp được làm thủ công bằng tay, thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của người sở hữu. Không chỉ là nơi chứa đựng bút, nó còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Bạn có thể tự tay làm nên các mẫu hộp bút handmade dễ thương và độc đáo.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Giấy hoặc bìa cứng
  • Giấy màu hoặc màu tô
  • Bút chì
  • Thước kẻ
  • Kéo cắt 
  • Keo dán

Cách làm:

  • Vẽ mẫu lên giấy trước, kích thước tùy vào sở thích. Nên thiết kế ngăn đựng cao nhất 11cm, ngăn thứ 2 là 10cm, ngăn thứ ba 9cm và ngăn thứ 4 là 4cm, chiều rộng mỗi ngăn khoảng 7cm.
  • Cắt bỏ các khu vực đã đánh dấu, dùng bút bi hết mực hoặc dao mỏng để tạo nếp gấp, gấp phần khung lớn bên ngoài vào trong và cố định bằng băng keo hoặc keo dán.
  • Sử dụng giấy màu để trang trí cho hộp bút thêm đẹp mắt.
  • Sử dụng bìa cứng để làm vách ngăn, kích thước lần lượt là 11 x 7 cm, 10 x 7 cm và 9 x 7 cm, trang trí vách ngăn bằng giấy dán màu.
  • Dán các vách ngăn bằng keo sữa một cách chắc chắn.
  • Trang trí thêm cho hình dáng bên ngoài để hộp bút thêm phần rực rỡ và ấn tượng, có thể sử dụng các hình vẽ hoặc ảnh.

19. Đồng hồ

Đồng hồ handmade là đồng hồ được làm thủ công, không qua dây chuyền sản xuất công nghiệp. Các nghệ nhân sẽ tự tay thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ, kết hợp nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân. Vì được làm thủ công nên mỗi chiếc đồng hồ có vẻ đẹp riêng và là phiên bản độc nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Phôi gỗ đồng hồ hình tròn
  • Bộ máy đồng hồ: Sử dụng pin AA, kèm bộ kim giờ, phút, giây
  • Keo sữa dán gỗ
  • Màu acrylic
  • Cọ vẽ: Đầu vừa và nhỏ
  • Hình gỗ tô

Cách làm:

  • Khuấy đều màu acrylic và tô lên phôi gỗ đồng hồ. Điều này vừa giúp nền có thời gian khô, vừa giúp bạn dễ dàng chọn và phối màu cùng các con số.
  • Tự do sáng tạo với màu sắc bạn yêu thích lên các hình gỗ tô.
  • Bôi keo sữa vào mặt trong của máy đồng hồ để khi lắp sẽ chắc chắn hơn. Lắp bộ máy vào mặt sau của phôi gỗ, sao cho phần quai thẳng hướng 12h.
  • Lắp gioăng và vặn chặt ốc để cố định bộ máy vào phôi. Sau đó gắn các kim vào các nấc trên đồng hồ theo thứ tự: kim giờ, kim phút, kim giây.
  • Lắp pin AA vào đồng hồ để đồng hồ hoạt động

20. Búp bê vải 

Búp bê vải handmade là loại búp bê được làm thủ công tỉ mỉ bằng tay, thường được làm từ vải và nhồi bông. Búp bê vải handmade được thiết kế để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Chúng có thể được làm từ vải vụn, hoặc móc bằng len. Ngoài ra, búp bê handmade Hàn Quốc làm từ giấy nhún cũng đang thu hút giới trẻ.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Vải linen bột
  • Chỉ thêu Airo
  • Bông nhồi
  • Len

Cách làm:

  • Sử dụng vải linen bột vì sợi vải linen có nguồn gốc sợi lanh tự nhiên nên an toàn, thân thiện với môi trường, thoáng mát, thấm nước và có nhiều màu sắc đa dạng.
  • Tải mẫu rập và in ra khổ A4.
  • Xem video hướng dẫn để may búp bê từ vải vụn. Bạn có thể sử dụng vải nỉ để làm búp bê.
  • Nhồi bông vào búp bê.
  • Dùng chỉ thêu Airo để thêu các chi tiết cho búp bê.
  • Sử dụng len để tạo kiểu tóc cho búp bê

Lời kết 

Trên đây là 20 ý tưởng làm đồ handmade thú vị mà bạn có thể thử ngay tại nhà. Chỉ cần một chút sáng tạo và kiên nhẫn, bạn có thể làm ra những món đồ độc đáo, hữu ích.

Ghé blog Fahasa để xem thêm nhiều nội dung hấp dẫn khác!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
spot_img
spot_img

XEM NHIỀU

spot_img